Đằng sau 109 căn biệt thự bị loại ra khỏi danh sách bảo tồn

Thời gian qua dư luận dậy sóng trước việc UBND quận 1, TP.HCM bất ngờ loại 109 căn biệt thự cổ ra khỏi danh sách cần bảo tồn.
Đằng sau 109 căn biệt thự bị loại ra khỏi danh sách bảo tồn - Ảnh 1.

UBND quận 1 cho rằng căn biệt thự ở số 31 Lý Tự Trọng không còn tồn tại nhưng thực tế tại địa chỉ này là căn biệt thự cổ. (Ảnh: Đình Sơn)

Nhiều căn biệt thự cổ đã không còn

Trong văn bản gửi Viện Nghiên cứu phát triển thành phố báo cáo danh sách các công trình đưa ra khỏi chương trình bảo tồn và phân loại biệt thự trên địa bàn quận 1 do ông Lưu Trung Hòa, Phó chủ tịch UBND quận 1 kí ngày 19/12/2019, cho biết trên địa bàn quận có 230 căn biệt thự cũ.

Tuy nhiên, qua rà soát UBND quận 1 nhận thấy tại danh sách 230 căn nhà nêu trên hiện nay có một số trường hợp không còn là biệt thự, một số công trình đã xây dựng thành công trình mới trước khi Sở Xây dựng, Viện Nghiên cứu phát triển đề nghị đánh giá biệt thự; một số đã tách chủ quyền. Trên cơ sở đó và căn cứ định nghĩa biệt thự cũ đã ban hành theo Quyết định số 33 năm 2018 của UBND TP, UBND quận 1 thông báo sẽ loại 109 căn biệt thự ra khỏi danh sách các căn biệt thự cổ cần bảo tồn.

Đằng sau 109 căn biệt thự bị loại ra khỏi danh sách bảo tồn - Ảnh 2.

Nhiều biệt thự cổ bỗng dưng biến mất nhưng thực tế vẫn tồn tại. (Ảnh: Đình Sơn)

Cụ thể, có 49 căn không còn là biệt thự hoặc có nguồn gốc là nhà biệt thự nhưng hiện giờ không còn là biệt thự. 60 căn nhà hiện đã xây dựng công trình mới mà UBND quận 1 đã chuyển đến Sở Xây dựng và Viện Nghiên cứu phát triển. Đối với tổng cộng 109 căn này, UBND quận 1 sẽ quản lí, cấp phép xây dựng theo quy hoạch và quy định hiện hành.

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc 109 căn biệt thự này sẽ bị loại ra khỏi danh sách biệt thự cần bảo tồn, có thể sửa chữa, xây dựng tự do.

Thu hồi văn bản trước

Ông Lưu Trung Hòa, Phó chủ tịch UBND quận 1, cho biết UBND quận 1 có gửi danh sách 230 căn biệt thự cũ cho Viện Nghiên cứu phát triển phân loại và bảo tồn. Tuy nhiên thời gian qua theo người dân là chủ sở hữu những căn biệt thự này phản ánh thì phát hiện trong đó có một số căn không phải là biệt thự, làm ảnh hưởng đến một số quyền lợi của người dân khi mà phải chờ phân loại rồi mới được sửa chữa.

Chính vì vậy, UBND quận 1 mới yêu cầu Phòng Quản lí đô thị rà soát, kiểm tra lại những trường hợp không phải là biệt thự làm danh sách riêng, tách ra để báo lên Viện Nghiên cứu phát triển phân loại. Tuy nhiên khi thực hiện việc này có thiếu sót khi một số căn nhà vẫn là biệt thự nhưng lại đưa nhầm vào danh sách không phải biệt thự.

Do đó mới đây UBND quận 1 đã văn bản thu hồi văn bản trước đó để cho rà soát kỹ lại từng trường hợp. Trường hợp nào không phải là biệt thự mới tách ra, còn tất cả những biệt thự đều gửi Viện Nghiên cứu phát triển để đưa ra hội đồng xem xét đánh giá.

Nói về việc một số biệt thự có trong danh sách đã tháo dỡ, đập phá ngay khi UBND quận 1 có danh sách “loại” ra khỏi danh sách các căn biệt thự không cần phải bảo tồn, ông Lưu Trung Hòa cho biết đối với căn nhà số 31 Lý Tự Trọng, người dân không phải xây dựng mà lắp hệ thống pin năng lượng mặt trời. Đây là hệ thống điện, không phải xây dựng.

Hay số 86 Sương Nguyệt Ánh, nhà này trên sổ đỏ cấp từ năm 1997 không phải là biệt thự nhưng thực tế căn nhà này có nguồn gốc là biệt thự, khi nhà nước bán hóa giá cho người dân, họ đã cải tạo lại. Nhưng phần mái của căn nhà vẫn dính đến biệt thự, nên quận đã cho dừng lại để xin ý kiến thành phố hướng sửa chữa thế nào cho phù hợp vì phần nhà này đã xuống cấp, có nguy cơ sụp đổ. Tại số 25 Nguyễn Thị Minh Khai hiện đã dừng, không có hoạt động xây dựng.

Ra khỏi danh sách đã tháo dỡ ngay

Ngày 31/12/2019 khi chúng tôi đi khảo sát thực tế các căn biệt thự trên thì hoàn toàn ngược lại.

Điển hình tại căn nhà ở số 31 Lý Tự Trọng, dù trong danh sách của UBND quận 1 cho rằng căn biệt thự này không còn tồn tại, thì thực tế vẫn còn nguyên vẹn. Theo quan sát của chúng tôi, căn biệt thự trông khá cổ kính. Cách đây chưa lâu, chủ căn biệt thự này bắt đầu tháo dỡ mái ngói. Nhưng sau khi UBND quận 1 có văn bản thu hồi văn bản đã ngày 19/12/2019 thì lập tức chủ nhà bèn ngừng việc tháo dỡ mái ngói lại và thay vào đó là làm động tác lắp tấm pin mặt trời lên để che phần mái ngói đã tháo dỡ trước đó chưa lâu.

Đằng sau 109 căn biệt thự bị loại ra khỏi danh sách bảo tồn - Ảnh 3.

Căn biệt thự 31 Lý Tự Trọng trên thực tế vẫn còn tồn tại nhưng UBND quận không hiểu vì lí do gì đã đưa vào danh sách những biệt thự cổ đã "biến mất". (Ảnh: Đình Sơn)

Hay tại căn nhà ở số 86 Sương Nguyệt Ánh, khi vừa “thoát” ra khỏi danh sách những căn biệt thự cần được bảo tồn thì ngay lập tức căn biệt thự cổ này đã bị chủ nhà đập luôn. Ngày 31/12/2019, có mặt tại đây chúng tôi đã thấy căn biệt thự này đã bị đập hết, không còn gì. Ngay trước cửa căn biệt thự đã treo tấm bảng phối cảnh tòa cao ốc mới mà trong thời gian tới sẽ được xây dựng trên nền căn biệt thự cũ. Ngay sát vách căn biệt thự đã bị đập đi vẫn còn một căn biệt thự bên cạnh mà trước đây chung mái ngói cổ kính, giờ chỉ còn 1 nửa căn biệt thự nằm chơi vơi.

Đằng sau 109 căn biệt thự bị loại ra khỏi danh sách bảo tồn - Ảnh 4.

Ngay sau khi thoát khỏi danh sách cần bảo tồn, biệt thự ở số 86 Sương Nguyệt Ánh đã bị tháo dỡ. (Ảnh: Đình Sơn)

Tại căn biệt thự ở số 25 Nguyễn Thị Minh Khai cũng bị UBND quận 1 "nhầm lẫn" đưa vào danh sách không bảo tồn vì không còn nữa, trên thực tế khi có mặt ở đây, căn biệt thự vẫn còn nguyên trạng, hiện chưa bị tháo dỡ đập phá gì.

Đằng sau 109 căn biệt thự bị loại ra khỏi danh sách bảo tồn - Ảnh 5.

Căn biệt thự ở số 25 Nguyễn Thị Minh Khai được UBND quận 1 "hô biến", nhưng thực tế là đây, nó vẫn tồn tại. (Ảnh: Đình Sơn)

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.