Đằng sau những cái tát: ‘Liệu gia đình có phải nơi thực sự an toàn, huống chi trường học?’

Một phụ huynh cho rằng, nguyên nhân những vụ phạt học sinh bằng những cái tát xảy ra gần đây là do nhận thức lệch lạc của cô giáo về vấn đề kỉ luật học sinh, tuổi thơ và môi trường gia đình xung quanh cô.

Sau nhiều vụ bạo hành xảy ra ở trường học giữa giáo viên và học sinh, gần đây là vụ cô giáo yêu cầu học sinh tát bạn 231 cái xảy ra tại Quảng Bình và học sinh lớp 2 ở Hà Nội bị cô giáo cho bạn tát 50 cái, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chị Phan Thị Thu Trang về giáo dục và định hướng trẻ.

Chị Phan Thị Thu Trang hiện đang công tác tại Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Hải quan, ngoài ra còn là quản lí page '90 ngày đọc để thay đổi' thu hút hàng nghìn lượt theo dõi về việc nuôi dạy con.

Theo chị, hành động cô giáo yêu cầu các em học sinh trong lớp thực hiện hình phạt (tát) thay vì mình trực tiếp hành động có phải nhằm mục đích tránh bị mang tiếng bạo hành không?

Theo tôi, việc cô quy định như vậy có một phần động cơ là tránh né trách nhiệm của mình đồng thời để uy hiếp, răn đe lẫn nhau.

Là phụ huynh có con nhỏ, chị nghĩ rằng đối với các học sinh thực hiện hiện hành vi tát bạn theo yêu cầu của cô giáo như vậy sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tâm lí và nhận thức?

Tôi nghĩ, khi cô đưa ra quy định này các bạn ấy sẽ bị ảnh hưởng về nhận thức như: Các bạn ấy hiểu rằng bạo lực có thể răn đe, ngăn chặn, giải quyết hành vi xấu. Vậy, khi bạo lực là giải pháp thì bạo lực được coi là việc bình thường như quy định đến lớp đúng giờ thay vì nhận thức được những nguy hại từ hành động này.

Khi các bạn thay cô tát bạn học của mình, mỗi bạn sẽ có những cảm xúc khác nhau nhưng hành vi tát sẽ là minh chứng cho việc giải quyết vấn đề bằng bao lực. Ngoài những ảnh hưởng xấu về tâm lí thì còn có tác động tới hành vi trẻ như có xu hướng lặp lại hành vi này trong cuộc sống.

dang sau nhung cai tat lieu gia dinh co phai noi thuc su an toan huong chi truong hoc
Chị Phan Thị Thu Trang hiện đang quản lý page '90 ngày đọc để thay đổi' thu hút hàng nghìn lượt theo dõi về việc nuôi dạy con. (Ảnh: NVCC)

Trước những vụ bạo hành học đường gần đây, theo chị nguyên nhân của vấn nạn này là gì?

Theo tôi, ngoài nguyên nhân do nhà trường phản hồi là bởi áp lực thành tích, thi đua, thì nguyên nhân sâu xa là do nhận thức lệch lạc của cô giáo về vấn đề kỉ luật học sinh, tuổi thơ và môi trường gia đình xung quanh cô.

Qua những hành vi bạo lực học đường, chị nghĩ như thế nào đến việc giáo dục trong gia đình về vấn này?

Theo tôi có 2 giả thiết.

1. Những đứa trẻ sợ hãi, không kể cho bố mẹ của chúng nghe, kể cả khi đã có rất nhiều bạn bị như vậy trước đó.

2. Nhưng nếu chúng có kể, liệu bố mẹ sẽ phản hồi ra sao? Đây là các giả định mình đưa ra:

- Bố mẹ nghĩ đây là lời dọa dẫm nên không có động thái gì, chỉ gật đầu rồi dọa thêm: Đấy, con đừng có mà nói tục, nói chuyện không là bị ăn tát đấy!

- Hay bố mẹ nghĩ nếu con mình có nói tục thì cho ăn tát một lần cho chừa vì bạo lực giải quyết được vấn đề!

- Hay bố mẹ chẳng quan tâm khi con kể chuyện.

Vậy, vấn đề đặt ra là:

- Bố mẹ đã thực sự lắng nghe con?

- Bố mẹ đã thực sự quan tâm tới con ngoài điểm số, thành tích … ?

- Bố mẹ đã thực sự dạy con những kĩ năng cần thiết như tư duy phản biện, kĩ năng để tự bảo vệ mình?

Hay chính bố mẹ cũng đang ở nhà dùng đòn roi uy hiếp con hay những lời mắng mỏ, chì chiết hay những cái lườm, ánh mắt đáng sợ?

Hay chính bố mẹ chỉ cần nghe con phản biện là mắng: Cấm cãi!.

Hay chính bố mẹ sợ con bị trù dập nên luôn cho chuyện to thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì?

Từ cách hành xử, thái độ của bố mẹ trong gia đình, trong cuộc sống sẽ dẫn tới…

- Liệu con có quen với bạo hành gia đình (bằng ánh mắt, lời nói, hành động) với mình và với anh/chị em mình hay bạo hành xao nhãng từ việc bố mẹ không quan tâm tới con cái?

- Liệu con có quen với việc không lên tiếng với hành vi sai trái?

- Liệu con có sống quá lâu trong sợ hãi mà bố mẹ vẫn hay khoe rằng cô giáo nói gì cũng nghe vì sợ cô lắm.

Chung quy lại, liệu gia đình có phải nơi thực sự an toàn, huống chi trường học?

Nhân đây, mình muốn nói rằng giáo dục gia đình là giáo dục đầu tiên của đứa trẻ mà bố mẹ là người thầy đầu tiên và suốt đời của trẻ. Vậy nên, giải pháp hãy bắt đầu từ gia đình.

- Con cần được an toàn khi trở về trong vòng tay của bố mẹ.

- Con cần được yêu thương từ ánh mắt, lời nói, hành động ngay cả khi con có hành vi không đúng.

- Con cần được hướng dẫn, chỉ dẫn tận tình từ bố mẹ.

dang sau nhung cai tat lieu gia dinh co phai noi thuc su an toan huong chi truong hoc
Trường Tiểu học Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) vụ cô giáo bắt học sinh tát bạn 50 cái.

Chị nghĩ như nào về hình phạt “tát” mà người làm trong ngành sư phạm đã đưa ra để giáo dục một đứa trẻ?

Mình phản đối bạo lực dưới mọi hình thức, từ ánh mắt, lời nói, thái độ đến hành động. Quy định về kỉ luật bằng bạo lực thể hiện sự bất lực của giáo dục, méo mó về phẩm hạnh của người giáo viên.

Vậy khi con mình có những hành vi sai phạm hoặc không đúng mực, chị sẽ xử lí như nào?

Khi con có hành vi sai phạm, không đúng mực, mình sẽ ngăn hành vi đó lại. Nếu sự việc xảy ra rồi thì mình sẽ giải thích cho con (tùy vào tuổi và mức độ nhận thức, nguyên nhân) và hướng dẫn hành vi đúng.

Theo chị, phụ huynh có cách nào để biết con mình bị bạo hành?

Nếu bạn yêu thương con đúng cách thì bạn sẽ biết được con bị bạo hành thông qua ánh mắt, lời nói, hành vi, cử chỉ, thái độ của con. Yêu thương con đúng cách nghĩa là bạn ôm con, ngay cả khi con có hành vi không đúng, để con được thể hiện cảm xúc của mình khi con buồn, thất vọng... để con được mắc lỗi và sửa sai từ đó con trưởng thành qua kinh nghiệm, để con được là chính con, chứ không phải là ước mơ của bố mẹ.

Mình thấy mấy ngày nay, báo chí, người người, nhà nhà nói nhiều về những vụ bạo hành của giáo viên. Với những thông tin mình cho là xấu, vấn nạn, mình chỉ chọn lọc đọc một vài thông tin.

Bởi mình luôn tâm niệm rằng lan tỏa cái tốt thì cái xấu sẽ đẩy lùi như hoa được trồng thì cỏ dại sẽ ít chỗ để phát triển. Vậy nên mình chỉ muốn nói, nghe, đọc ít về cái xấu và nhiều về những điều đẹp đẽ để lan tỏa năng lượng tích cực, yêu thương.

dang sau nhung cai tat lieu gia dinh co phai noi thuc su an toan huong chi truong hoc Cô giáo ép cả lớp tát học sinh 231 cái đã nhập viện cấp cứu

Cô Thủy được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tinh thần hoảng loạn, lúc tỉnh lúc mê.

dang sau nhung cai tat lieu gia dinh co phai noi thuc su an toan huong chi truong hoc Bộ GD&ĐT chỉ đạo xác minh vụ cô giáo phạt tát học sinh 50 cái

Chiều 5/12, ông Hoàng Đức Minh – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) – đã ký văn ...

dang sau nhung cai tat lieu gia dinh co phai noi thuc su an toan huong chi truong hoc Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Không thể giữ trong ngành cô giáo phạt học sinh 231 cái tát'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa chính thức lên tiếng về vụ việc cô giáo Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình) phạt học ...

dang sau nhung cai tat lieu gia dinh co phai noi thuc su an toan huong chi truong hoc Khởi tố vụ án cô giáo phạt học sinh 231 cái tát

Công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) vừa cho biết đã khởi tố vụ án cô giáo phạt học sinh 231 cái tát.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.