Đánh bạc trong dịp Tết Nguyên đán 2019 bị xử phạt như thế nào?

Các hành vi đánh bạc thường diễn ra vào những dịp lễ, Tết. Tùy vào tính chất mức độ hành vi và số lượng tiền đánh bạc mà hành vi đánh bạc trái phép có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính.

Ngày Tết Nguyên đán 2019, bên cạnh những câu chuyện rôm rả thì nhiều người coi việc tụ tập với nhau ngồi chơi bài là một thú vui không thể thiếu. Tuy chỉ là hình thức giải trí, nhưng nếu không cẩn thận hành vi này rất dễ vi phạm pháp luật.

Nếu bị xử lý, người tham gia những trò chơi này phải chịu mức phạt như thế nào?

danh bac trong dip tet nguyen dan 2019 bi xu phat nhu the nao
Ảnh minh họa.

Xử lý hành chính hành vi đánh bạc

Hành vi đánh bạc trái phép nếu chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 26, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

c) Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác;

d) Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

b) Che giấu việc đánh bạc trái phép. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây: a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

b) Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây: a) Làm chủ lô, đề;

b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền. 6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này. 7. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đánh bài ăn tiền ở mức bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?

Điều 321 Bộ luật Hình sự quy định về “Tội đánh bạc” như sau: "1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng".

Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22/10/ 2010 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Bộ luật Hình sự quy định: “Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Theo quy định trên, chỉ hành vi đánh bạc trái phép (không được pháp luật cho phép) mới có thể cấu thành tội đánh bạc, còn những hành vi đánh bạc được pháp luật cho phép, (như việc người nước ngoài đánh bạc tại một số casino được phép hoạt động) thì không trái pháp luật và không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

Người thực hiện hành vi đánh bạc trái phép chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có một trong các điều kiện sau: Được thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên; Hoặc đã bị kết án về “Tội đánh bạc” hoặc “Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc” chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tại Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP quy định: “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm: “a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”; “a) Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc được hướng dẫn tại khoản 3 Điều này”.

Mặt khác theo quy định tại tiểu mục 6.2 mục 6 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự thì: Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 1 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng là có giá trị lớn; tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng là có giá trị rất lớn; tiền hoặc hiện vật có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn.

Mức độ xử lý hình sự cụ thể tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm. Nhẹ thì có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng, nặng thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.

Cách xác định tiền dùng đánh bạc

Trường hợp nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việc xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với từng người đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những người cùng đánh bạc.

Nói cách khác, khi xử lý các vụ việc đánh bạc thì những người cùng tham gia đánh bạc với nhau bị xử lý với vai trò đồng phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng số tiền thu được trên chiếu bạc. Việc người này, người kia chơi nhiều, chơi ít không liên quan đến việc định tội mà chỉ có thể là tình tiết giảm nhẹ một phần hình phạt khi lượng hình.

Ví dụ khi công an bắt một vụ đánh bạc thu được trên chiếu bạc là 10 triệu đồng thì dù trong chiếu bạc có người chỉ đặt cược một lần duy nhất trị giá 100.000 đồng (không phân hiệt lần đặt cược này thua hay thắng bao nhiêu) thì anh ta vẫn bị truy tố về tội đánh bạc với mức của đồng phạm là 10 triệu đồng.

Việc xác định tiền mang theo người của người chơi bạc dù chưa sử dụng có là tang vật hay không, pháp luật quy định như sau:

Theo Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 22/10/2010 thì “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:

a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Với hướng dẫn này thì tiền mang theo của người chơi bạc kể cả chưa sử dụng nhưng các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử có đủ căn cứ xác định sẽ được dùng để đánh bạc thì vẫn được coi là tang vật vụ án và bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.

Để xác định tiền mang theo người sẽ được dùng để đánh bạc hay không các cơ quan tố tụng thường căn cứ lời khai của các nhân chứng, của các đồng phạm và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ. Lời khai của chủ tài sản chỉ là một trong các tình tiết để cơ quan tố tụng xem xét, đánh giá.

danh bac trong dip tet nguyen dan 2019 bi xu phat nhu the nao Từ vụ lái xe đâm 2 bà bầu nhập viện ở Hà Nội, uống rượu bia rồi lái xe bị phạt bao nhiêu?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là nhằm loại trừ nguy hiểm ...

danh bac trong dip tet nguyen dan 2019 bi xu phat nhu the nao Xe đạp đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp đi vào đường có biển cấm xe đạp là như thế nào?

danh bac trong dip tet nguyen dan 2019 bi xu phat nhu the nao Ô tô đi lùi tại đường vành đai 3 trên cao bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều khiển xe ô tô đi lùi trên đường vành đai 3 trên cao là một trong những lỗi có mức phạt khá nặng theo ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.