Danh mục 69 ngành nghề đặc biệt phải xin cấp phép khi đầu tư vào đặc khu kinh tế

69 nghề “đặc biệt” được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin giữ lại để dành cho các đặc khu kinh tế. Những ngành nghề này đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
bo ke hoach va dau tu xin giu 69 nghe dac biet cho cac dac khu kinh te Nhiều bất cập trong phương án cổ phần hoá của 'ông lớn' HUD
bo ke hoach va dau tu xin giu 69 nghe dac biet cho cac dac khu kinh te Kiến nghị dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã đầu tư gần 1.600 tỷ đồng
bo ke hoach va dau tu xin giu 69 nghe dac biet cho cac dac khu kinh te
Phú Quốc, một trong ba đặc khu kinh tế của nước ta sẽ phát triển các ngành, nghề "đặc biệt".

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi công văn đến Bộ Xây dựng và nhiều cơ quan ban ngành khác xin ý kiến về việc tổ chức nghiên cứu, soạn thảo dự án Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt .

Mục đích của việc xin ý kiến này nhằm xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tạo điều kiện đơn giản thủ tục hành chính phải áp dụng đối với nhà đầu tư tại đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế).

Theo góp ý của các cơ quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rà soát danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư và đề nghị giữ lại 69 ngành, nghề đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng theo quy định.

Cụ thể, một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện trong đặc khu kinh tế xin được giữ lại như: sản xuất con dấu, kinh doanh các loại pháo (trừ pháo nổ), kinh doanh công cụ hỗ trợ, kinh doanh dịch vụ nổ mìn, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, hoạt động in, đúc tiền….

Trong số 69 ngành, nghề “đặc biệt” nói trên thì có nhiều ngành, nghề thuộc danh mục 20 ngành, nghề nhà nước độc quyền, tư nhân không được tham gia như: sản xuất vàng miếng, in đúc tiền, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp…

Trước đó, Chính phủ đã thống nhất nguyên tắc xây dựng mô hình 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang).

Mỗi đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lựa chọn phát triển thế mạnh riêng nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển mới, bảo đảm phân bổ nguồn lực theo vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.