Các loại phương tiện đi lại lộn xộn khi kẹt xe tại TP HCM. |
Sau khi được phổ biến rộng rãi, đề xuất này lập tức nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Thực tế vấn đề này đã được TP HCM đưa ra thảo luận trong nhiều năm qua với hàng chục buổi hội thảo, lấy ý kiến các sở ngành, chuyên gia. Tuy nhiên đến nay dường như TP vẫn chưa tìm được một giải pháp để giải quyết rốt ráo.
Trong bản góp ý vào chương trình hành động của TP HCM về giảm ùn tắc giao thông, TS Huỳnh Thế Du (giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý thuộc Đại học Fulbright Việt Nam) đã đề cập đến vấn đề này.
Theo TS Du, sự phổ biến của xe máy dễ tạo ra cảm giác xem chúng là thủ phạm của mọi vấn đề giao thông đô thị. Tuy nhiên “thực tế không hẳn là như vậy”, và ông cho rằng việc hạn chế phương tiện cá nhân – trước hết nên tập trung vào ô tô.
Theo TS Du, ô tô là “thủ phạm chính” làm cho tình trạng giao thông xấu đi chứ không phải xe máy, bởi với cấu hình đô thị Việt Nam hiện nay xe máy là phương tiện đi lại phù hợp nhất, trong khi một chiếc ô tô chiếm diện tích đường bằng 3-5 xe máy.
Ông cũng lo ngại rằng nếu chính sách hạn chế xe máy được áp dụng thì gần như tất cả các hộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Đây cũng là phương tiện cho kế sinh nhai của phần lớn người dân đồng nghĩa rằng làn sóng phản đối mạnh mẽ là “khó tránh khỏi”.
Vì các lý do trên, TS Du nhận định cần hạn chế xe máy theo lộ trình. Ông cho rằng xe máy đang rất phổ biến là do hình thái đô thị gắn liền với thói quen sinh hoạt và cách thức sinh hoạt, làm việc của phần lớn dân chúng. Điều kiện tiên quyết để thay đổi điều này là có một hệ thống vận tải công cộng tiện lợi, gắn liền với sự thay đổi về hình thái đô thị trong tương lai.
Cũng trong bản góp ý này, TS Du đề cập đến việc tăng cường vai trò xe buýt bằng cách tăng lượng xe gấp 2-3 lần trong 5-10 năm tới. Ông nhận định, ngay cả khi các tuyến tàu điện ngầm hoàn thành thì vẫn chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đi lại ở một số trục chính, trong khi phần còn lại vẫn do xe buýt gánh vác.
Ông thừa nhận rằng, đây là thách thức rất lớn, đặc biệt là gánh nặng cho ngân sách. Tuy nhiên nếu mật độ xe buýt không hợp lý thì sẽ không tạo ra sự tiện lợi, kết quả là đa phần người dân sẽ không sử dụng loại hình vận tải này.
Trong khi đó tại đề án nói trên, của Sở GTVT cũng đưa ra kỳ vọng năm 2020 thị phần vận tải hành khách công cộng sẽ đảm nhận 15-20% nhu cầu đi lại của người dân. Đến năm 2025 con số này sẽ tăng lên thành 20,5-26,6% và vào năm 2030 sẽ là 29,3-36,8%.
Cụ thể, Sở sẽ mở rộng mạng lưới xe buýt kết nối đến các khu vực có nhu cầu đi lại lớn như Thủ Thiêm, Tây Bắc Củ Chi, khu Công nghệ cao… Đồng thời tổ chức các tuyến vận tải hành khách cố định có cự ly dưới 120km để kết nối với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh…
Ngoài ra, sẽ điều chỉnh lộ trình các tuyến trong phạm vi ảnh hưởng của những tuyến metro, triển khai các tuyến buýt có trợ giá để đưa rước học sinh, phát triển mạng lưới xe buýt nhỏ…
Cấm xe máy vào trung tâm TP HCM năm 2030: Đã lường trước sự không đồng thuận?
Mục tiêu cấm xe máy vào khu trung tâm TP năm 2030 được Sở GTVT TP HCM đưa ra trong đề án “Tăng cường vận ... |
Đến 2030, TP HCM cấm xe máy vào nội đô
Không chỉ Hà Nội, TP HCM cũng đặt mục tiêu đến 2030 sẽ cấm xe máy lưu thông vào vùng trung tâm. |