Để học sinh ‘đầu trần’ lái xe đạp điện: Trách nhiệm thuộc về ai?

Dù đã có các biện pháp tuyên truyền, giáo dục khá “mạnh tay”, nhưng hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp (máy) điện vẫn là thực trạng phổ biến tại Hà Nội. 
de hoc sinh dau tran lai xe dap dien trach nhiem thuoc ve ai Hà Nội: Học sinh thà 'đội nắng' chứ không chịu đội mũ bảo hiểm

Vào đầu giờ sáng hay giờ tan tầm, không khó để bắt gặp hình ảnh những học sinh cấp 2, cấp 3 trên địa bàn ...

Như phóng viên Việt Nam Mới đã phản ánh, tình hình thực hiện nghiêm Nghị định 46/2016 của Chính phủ về bắt buộc học sinh phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp (máy) điện đang tồn tại một số vấn đề. Tình trạng các em học sinh khi ngồi trên xe máy điện, xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm đã diễn ra rất phổ biến ở Hà Nội. Để tìm hiểu căn nguyên của thực trạng đó, phóng viên đã liên hệ với và lấy ý kiến từ một số đơn vị liên quan.

de hoc sinh dau tran lai xe dap dien trach nhiem thuoc ve ai
Thực trạng một số em học sinh đầu trần ngồi trên xe đạp (máy) điện vẫn diễn ra khá phổ biến (Ảnh: Nhật Cường).

Nhà trường đã làm hết trách nhiệm?

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Thịnh – Hiệu trưởng trường THCS Yên Hòa (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) cho hay, đây là vấn đề cũng được lãnh đạo nhà trường quan tâm ngay từ đầu năm học.

“Thực hiện theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội trong công tác đảm bảo an toàn trường học và an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh, chúng tôi đã chủ động có những hành động thiết thực phối hợp với phụ huynh để giáo dục cho các em thực hiện đúng luật giao thông. Trong đó, có cả việc thực hiện nghiêm túc quy định về đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện”.

Cũng theo bà Thịnh, trong các chương trình chính khóa, giáo viên đã tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong đó có vấn đề tuân thủ luật giao thông, kỹ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông… Việc ký cam kết và vận động cả phụ huynh, học sinh mua và sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi ngồi trên xe máy, xe đạp (máy) điện cũng được tiến hành từ lâu.

de hoc sinh dau tran lai xe dap dien trach nhiem thuoc ve ai
Bản cam kết về chấp hành an toàn giao thông của học sinh trường THCS Yên Hòa (Ảnh: Nhật Cường).

“Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số em chưa ý thức được việc này nên vẫn còn chủ quan, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp (máy) điện tới trường. Thậm chí có thể vì ‘sĩ diện’ với bạn bè mà một vài em cố tình không đội, với các trường hợp đó chúng tôi đã kiên quyết nhắc nhở và mời phụ huynh tới trường để giáo dục các em thêm”, vị hiệu trưởng nói.

Là một trong số điểm trường đạt chuẩn quốc gia và cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn khu vực Đông Nam Á, tại trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) vẫn để xảy ra tình trạng nhiều em học sinh phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp (máy) điện.

Chia sẻ với PV về vấn đề này hôm 14/10, bà Đinh Mai Anh – Phó Hiệu trưởng trường THCS Nghĩa Tân cho biết: “Nhà trường đã triển khai công tác đảm bảo ATGT từ nhiều năm nay, chứ không phải đến khi có Nghị định 46/2016 mới làm. Ngay từ tháng 3/2016, Sở Giáo dục cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn về các nhà trường về công tác tuyên truyền, giáo dục và thực hiện quy định về ATGT. Trong đó, có nội dung bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp (máy) điện.

de hoc sinh dau tran lai xe dap dien trach nhiem thuoc ve ai
Hình ảnh học sinh "kẹp ba" điều khiển xe máy điện được ghi tại cổng số 3 trường THCS Nghĩa Tân vào trưa ngày 21/10 (Ảnh: Nhật Cường).

Và nhà trường đã xây dựng kế hoạch để đảm bảo công tác tuyên truyền về ATGT lồng ghép vào giáo dục pháp luật cho học trò. Trong các hoạt động tập thể, ký cam kết ATGT ngay từ đầu năm học chúng tôi cũng đã làm. Đồng thời, còn lập đội xung kích gồm cả thầy cô và Đoàn thanh niên đứng trực ở cổng trường trực tiếp phát hiện, nhắc nhở các em nào cố tình vi phạm việc không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp (máy) điện”.

Khi được PV cung cấp các hình ảnh ghi lại cảnh nhiều em học sinh khi tan học vẫn “vô tư” để đầu trần đi xe đạp (máy) điện, vị Hiệu phó trường THCS Nghĩa Tân cũng thừa nhận: “Dù đã tích cực tuyên truyền nhưng vẫn còn 1 số học sinh nhận thức chưa tốt và nhà trường sẽ phải tăng cường thêm công tác giáo dục. Đó là các trường hợp cá biệt và có thể lúc đó lực lượng xung kích không thể bao quát hết được. Tuy nhiên hiện tại nhà trường vẫn chưa nhận được thông báo phạt nào của lực lượng CSGT – Công an TP Hà Nội gửi về trường”.

CSGT phạt cũng “khó”

Còn tại trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, TP Hà Nội) vào giờ tan học buổi trưa và chiều tối cũng vẫn để xảy ra tình trạng các em học sinh vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm.

de hoc sinh dau tran lai xe dap dien trach nhiem thuoc ve ai
Tình trạng học sinh không đội mũ bảo hiểm diễn ra khá phổ biến và cũng "gây khó" cho lực lượng CSGT khi xửu phạt vì mức phạt còn chưa cao (Ảnh: Nhật Cường).

Có một đặc điểm chung là, mặc dù được đã áp dụng các biện pháp tuyên truyền khá quyết liệt, nhưng theo khảo sát của PV vào ngày 21/10, vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh phổ thông hồn nhiên vi phạm quy định trên. Thay vào đó, các em thường chỉ treo mũ vào xe vì nhiều lý do.

Trao đổi với PV, Đại úy Đặng Thành Trung – Đội phó Đội CSGT số 6 (PC67), Công an TP Hà Nội thẳng thắn nhìn nhận, việc một số học sinh phổ thông không chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp (máy) điện diễn ra khá phổ biến.

“Dù Nghị định 46 đã quy định rất rõ và phân cấp xử lý cụ thể, nhưng các em vẫn cố tình vi phạm và lực lượng CSGT đã kiên quyết phát hiện, nhắc nhở. Nếu trường hợp xe máy điện không có giấy đăng ký xe thì CSGT sẽ liên hệ với phụ huynh. Cần thiết sẽ gửi thông báo về trường nơi các em theo học để giáo dục thêm. Vì mức xử phạt đối với các trường hợp đó là không cao, các em lại dưới 18 tuổi nên xử phạt cũng khó”, vị Đội phó nêu quan điểm.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của bà Trần Thị Thơi – Phó phòng Công tác tư tưởng, Sở GD&ĐT Hà Nội thì cho rằng: “Đành rằng nhà trường cũng có các biện pháp rất quyết liệt, nhưng yếu tố nữa là do các vị phụ huynh. Nếu các bậc cha mẹ làm gương cho con về việc chấp hành đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy hay xe đạp điện, tự nhiên các cháu cũng sẽ học tập theo. Còn nếu không, tự các cháu sẽ chỉ coi đó là việc của người lớn mà thôi”.

Dường như, cơ chế phối hợp giữa nhà trường – phụ huynh – học sinh vẫn còn chưa đạt hiệu quả. Rất nhiều các hoạt động tuyên truyền, phổ biến ý thức chấp hành luật giao thông tới các em nhưng khi ra khỏi cổng trường, câu chuyện lại bị rẽ sang một hướng khác.

Điều này, đòi hỏi sự vào cuộc chung tay của cả xã hội để giúp các em tự ý thức được việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp (máy) điện trên đường quan trọng như thế nào.

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.