Để nuôi dạy con là hành trình gian nan mà ngọt ngào của mẹ

Do gặp nhiều áp lực trong cuộc sống, khi sinh bé Bống, nhận thấy con bị chậm phát triển hơn các bé khác. Là một người mẹ, vì yêu con, thương con nên chị Phương đã kiên trì trong hành trình giáo dục con trở thành đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát.
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me 7 lỗi hầu hết cha mẹ thường mắc phải khi nuôi con
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me Mẹ trẻ 8x tiết lộ kinh nghiệm kích sữa thử là thành công

Để giúp con từ một em bé chậm chạp, không hứng thú với mọi chuyển động xung quanh trở thành cô bé tự tin, hoạt bát và yêu cuộc sống, hành trình làm mẹ của chị Quỳnh Phương vô cùng gian nan nhưng cũng đầy tình yêu thương ngọt ngào.

Chị Lê Quỳnh Phương hiện tại đang ở nhà chăm sóc gia đình, dạy dỗ hai con. Chị cảm thấy thực sự đam mê và hạnh phúc với công việc của mình, cũng như khá hài lòng với cuộc sống gia đình hiện tại.

Cùng trò chuyện với người mẹ tuyệt vời này để cảm nhận được sự kiên trì và tình yêu thương của chị đối với con gái của mình.

- Chào chị, bé thứ hai nhà chị được mấy tuổi rồi, con có tính cách đặc biệt gì không?

Bé thứ hai nhà mình tên ở nhà là Bống. Bé được hơn 3 tuổi rồi. Bạn Bống khá cá tính và tự lập. Con được tôn trọng và khuyến khích động viên làm các hoạt động cá nhân nên con khá nhanh nhẹn và tự giác. Con biết cách tự chăm sóc bản thân. 14 tháng con tự xúc thìa khá khéo léo. Khoảng 18 tháng con đã có thể tự mặc áo chui đầu. Hơn 2 tuổi con tự tắm, bố mẹ muốn tắm cho con phải xin phép con trước.

Con thích âm nhạc lắm, mẹ cũng hay hát cho con nghe những bài hát tiếng Anh nên khoảng 20 tháng con đã thuộc nhiều bài hát tiếng Anh mặc dù con nói ngọng líu ngọng lô. Bố mẹ cũng thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Anh cùng con ở nhà nên tiếng Anh của bạn ấy khá tự tin. Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của Bống rất tốt, con biết biểu đạt, bày tỏ mong muốn, biết diễn đạt ý hiểu, và nhanh chóng bắt chước ngôn từ của anh hay bố mẹ giao tiếp cùng con để vận dụng trong những tình huống cụ thể.

de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Chị Quỳnh Phương bên bé Bống. (Ảnh NVCC)

- Được biết Bống sinh ra có nhiều biểu hiện chậm hơn so với các bạn khác, chị có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này được không ạ?

Hồi mang bầu Bống mình bị động thai, lại chuyển đổi công việc nên mình đành xin nghỉ hẳn ở nhà để dưỡng thai. Ở nhà là khoảng thời gian mình gặp nhiều stress vì hồi đó anh trai bạn Bống ăn uống khó khăn lắm. Ngày nào mẹ cũng gặp vấn đề trong việc cho con ăn, không kiềm chế được cảm xúc, cáu giận nhiều lắm. Có lẽ điều đó đã ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn Bống sinh ra chậm chạp, đến tận 3 tháng mà rất hiếm hoi thấy con cười, trong khi anh Tom chỉ hơn 1 tháng đã biết biểu lộ cảm xúc thích thú rồi.

Mặc dù mẹ áp dụng thường xuyên và đều đặn các bài tập vận động nhưng các dấu mốc phát triển của con vẫn chậm. Đáng lẽ 3 tháng đã biết lẫy thì hơn 5 tháng con mới biết lẫy…Tuy nhiên, điều đó chẳng hề ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ trong việc đồng hành cùng con, mẹ vẫn kiên kì bền bỉ ngày ngày tương tác cùng con rất nhiều hoạt động.

- Chị đã khắc phục tình trạng này của con như thế nào theo từng giai đoạn?

1. Giai đoạn từ 0 – 6 tháng: Bống được mệnh danh là cô bé ngoan hiền, suốt ngày nằm một chỗ, hầu như không quấy khóc. Trong giai đoạn này, mình chú trọng đến phát triển vận động thô, vận động tinh, kích thích giác quan và ngôn ngữ:

Bạn Bống do ngủ từ hơn 7h tối nên tầm 6h sáng đã thức dậy rồi. Sau khi con ngủ dậy, mình massage toàn bộ cơ thể con rồi tiến hành các bài tập giúp rèn cơ tay, rèn luyện khả năng thăng bằng, tập trườn trong máng trườn. Mình nhận thấy nhờ chịu khó luyện tập sớm và đều đặn cho con mà khả năng cầm nắm của bạn ấy rất tốt. Trước 6 tháng Bống nắm chắc 2 ngón tay cái của mẹ đu lên đu xuống rất tốt, thăng bằng tốt nên bạn ấy đi bất kỳ phương tiện nào cũng ổn. Đồng thời, kích thích phát triển não phải bằng cách cho con xem các thẻ kích thích thị giác và nghe nhạc.

Để phát triển ngôn ngữ và thế giới quan cho con, mình thường cho con đi khắp nhà và đi ra chợ. Cái gì mình cũng cho con sờ, nói to và rõ ràng tên gọi của các đồ vật, thức ăn, nhắc lại vài lần, rồi mình nói công dụng của những đồ vật, thức ăn đó. Nhiều gia đình thường cho con ngủ rồi mới đi ăn cơm, nhưng mình cho con tham gia bữa cơm cùng gia đình, miêu tả vị của các món ăn cho con nghe.

Sách là người bạn không thể thiếu để giúp con phát triển ngôn ngữ. Có 1 số quyển các mẹ nên có trong giá kệ sách của con là: Bộ bài tập phát âm (mình có 6 quyển); Bộ bé yêu tiếng Việt (do mẹ Nguyen Swallow thiết kế); Bộ đặt câu hỏi (Cái gì? ở đâu? tại sao? khi nào?), bộ truyện Spot, bộ truyện Ehon. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng bộ truyện Linking memory để kể cho con nghe cũng rất thú vị.

2. Giai đoạn 6-15 tháng: Ngoài những hoạt động như giai đoạn 0-6 tháng, mình bổ sung thêm các trò chơi giúp con phát triển vận động tinh tốt hơn: thả ống hút vào lỗ; cắm ống hút vào rổ; xâu dây; thả bi; phân loại bóng. Giai đoạn này là giai đoạn vàng của học kỹ năng ăn uống nên mình áp dụng nguyên tắc “Ăn dặm tự chỉ huy” để bạn ấy được phát triển tối đa 5 giác quan (thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác; thính giác). Mỗi bữa ăn là 1 bài học, 1 trải nghiệm đầy thú vị của con. Ở giai đoạn này, mình đưa thêm các khái niệm về màu sắc, hình dạng cho con tiếp cận thông qua các trò chơi phân loại.

3. Giai đoạn 15-24 tháng: Do được rèn luyện từng ngày nên khả năng tập trung và tính kiên trì của bạn ấy tốt lên trông thấy. 15 tháng mình bắt đầu đưa cho con các hoạt động matching (ghép cặp) hình-hình; hình-bóng để bạn học khái niệm giống và khác nhau, giúp phát triển khả năng quan sát. Các hoạt động phân loại được đẩy mạnh trong giai đoạn này bởi nhận thức của con đã tốt hơn: phân loại theo kích thước; phân loại đồ vật theo hình dạng, màu sắc; phân loại các thẻ theo 1 thuộc tính nào đó như: nóng-lạnh; đồ dùng trong phòng bếp- phòng ngủ; phân loại động vật biết bay-bơi-đi...

Ngoài ra mình còn dạy những khái niệm đầu tiên về Toán học liên quan đến lượng và số cho con. Mình còn kích thích khả năng cầm bút của con bằng bộ hình khối muôn màu, có thể dùng bút tô vẽ hình bên trong…

de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Bé Bống tập làm việc nhà. (Ảnh NVCC)
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Bé chơi cùng với anh trai. (Ảnh NVCC)
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Hay chơi những trò chơi do mẹ tự sáng tạo. (Ảnh NVCC)
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Chơi mà học cùng anh. (Ảnh NVCC)
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
(Ảnh NVCC)
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Bống rất chăm chút với những trò chơi mới. (Ảnh NVCC)

- Chị thấy con thay đổi như thế nào khi áp dụng phương pháp giáo dục và cách chơi với con?

Vợ chồng mình quan niệm: Trẻ chỉ thích chơi thôi nên hầu hết các hoạt động dạy cho con mình đều cố gắng thiết kế ẩn dưới dạng trò chơi nên bạn Bống khá thích thú với các hoạt động do mẹ thiết kế. Bạn ấy chơi 1 cách hào hứng, vui vẻ và tập trung. Con đặc biệt thích các hoạt động dính dán.

Bạn Bống không thích những quyển sách dạng tĩnh (chỉ ngồi nghe mẹ đọc). Sách là 1 người bạn tuyệt vời, mình đã cố gắng tạo thói quen đọc sách cho con hàng ngày. Tuy nhiên mỗi lần mẹ lôi sách ra là con quay đi, thử rất nhiều lần mà không được. Mình lần mò vào các trang web của các mẹ Homeschool nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và phát hiện ra những quyển sách dạng dính dán có tiếng kêu, cứ giật ra, dính vào, mình quyết định thử làm cho con. Sắm đầy đủ máy móc: in, ép, bàn cắt, hì hụi thức đêm, tận dụng lúc con ngủ làm học liệu cho con.

Không ngờ con mê mệt với hoạt động giật ra, dính vào rồi thích sách tương tác, mình mừng lắm. Dường như mở ra 1 con đường mới cho 2 mẹ con mình, cũng từ đó bạn Bống thay đổi chóng mặt, bạn đón nhận mọi thứ rất nhanh, càng ngày con càng nhanh nhẹn, thông minh. Con trở thành động lực khiến mình say mê tìm hiểu các hoạt động Homeschooling áp dụng với con.

de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Bé tự trải nghiệm cách tô tượng. (Ảnh NVCC)
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Hay sắp xếp các số theo thứ tự. (Ảnh NVCC)
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Các bạn nhỏ đồ chơi ngồi chăm chỉ nghe Bống giảng bài. (Ảnh NVCC)
de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me
Bé rất thích được chơi cùng anh. (Ảnh NVCC)

- Cảm ơn chị rất nhiều đã dành thời gian chia sẻ những kinh nghiệm nuôi dạy con vô cùng hữu ích với chuyên mục.

de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me Sinh con để làm gì?

Nếu không phải sinh con để chơi, sinh con để báo hiếu thì sinh con để làm gì?

de nuoi day con la hanh trinh gian nan ma ngot ngao cua me Sắp khai giảng, nên làm gì cho bé tự tin khi đến trường?

Nếu được hỏi làm sao để bé tự tin khi bước vào lớp 1, chắc chắn các phụ huynh sẽ cùng chung một câu trả ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.