Hội (hiệp hội) được quy định trong Nghị định 45/2010/NĐ-CP được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động. Như vậy người đứng đầu Hội không thể là người nước ngoài được.
Các thành viên trong Hiệp hội nhà vệ sinh Việt Nam ra mắt. (Ảnh: VietNamNet). |
Để thành lập hiệp hội, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
- Có điều lệ.
- Có trụ sở.
- Có số lượng công dân, tổ chức đăng ký tham gia thành lập hội: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất một trăm công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm mươi công dân, tổ chức trong tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
Hội có phạm vi hoạt động trong huyện có ít nhất hai mươi công dân, tổ chức trong huyện có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
Hội có phạm vi hoạt động trong xã có ít nhất mười công dân, tổ chức trong xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất mười một đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh.
Hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất năm đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Người đứng đầu ban vận động thành lập hội là công dân Việt Nam, sống thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và có uy tín trong lĩnh vực hội dự kiến hoạt động.
Số thành viên trong ban vận động thành lập hội được quy định như sau: Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh có ít nhất mười thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, có ít nhất năm thành viên; Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, xã, có ít nhất ba thành viên; Hiệp hội của các tổ chức kinh tế có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất năm thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế; đối với hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất ba thành viên đại diện cho các tổ chức kinh tế trong tỉnh.
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải thành lập ban vận động thành lập hội. Ban vận động thành lập hội được cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực chính mà hội dự kiến hoạt động công nhận.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng kí thành lập hội;
- Dự thảo điều lệ;
- Quyết định công nhận Ban vận động thành lập hội;
- Lý lịch tư pháp người đứng đầu Ban vận động thành lập hội;
- Danh sách hội viên ban đầu đăng ký tham gia hội;
- Hồ sơ hợp pháp về nhà, đất nơi đặt trụ sở hội.
Nếu thuê nhà, đất thuộc sở hữu tư nhân phải nộp hợp đồng thuê, mượn có công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu thuê, mượn nhà thuộc sở hữu nhà nước thì phải có ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền sử dụng và cơ quan quản lý nhà nước về nhà, đất đối với nhà, đất được thuê, mượn. Thời hạn thuê, mượn nhà tối thiểu là 06 tháng (tính từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ).
- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập hội:
– Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
– Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Hỏi đáp pháp luật: Quy định về thời hạn sử dụng chung cư, thủ tục Giám đốc thẩm thực hiện thế nào?
Hỏi đáp pháp luật ngày 5/11 có những vấn đề nổi bật sau: Từ vụ xe container đâm Innova lùi trên cao tốc, thủ tục ... |
Từ vụ xe container đâm Innova lùi trên cao tốc, thủ tục Giám đốc thẩm thực hiện thế nào?
Giám đốc thẩm là một thủ tục đặc biệt nhằm xem xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp ... |
Thủ tục ly hôn thuận tình
Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |