Theo số liệu của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2018 đạt khoảng 4.395,7 nghìn tỉ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm nay ước tính đạt 3.306,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 75,21% tổng mức và tăng 12,4% so với cùng kì năm trước.
Tình hình xuất khẩu năm 2018 cũng đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2017, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao.
Qui mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Năm 2011, có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2015 tăng lên thành 23 mặt hàng với tỉ trọng chiếm khoảng 87%.
Thủ tướng yêu cầu ngành công thương thẳn thắn nhìn vào khuyết điểm, không được chủ quan với các thành quả đạt được. |
Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương không được chủ quan, thỏa mãn với thành tích đạt được.
"Để cả nước lên chuyến tàu 4.0, hành lí là những gì là một câu hỏi rất lớn đối với ngành công thương. Việt Nam phải là địa bàn dịch chuyển đầu tư và là công xưởng của thế giới, phải có môi trường tốt để mọi thành phần kinh tế phát triển. Trong giai đoạn 2030 và tầm nhìn 2045, đặc biệt trong năm nay chúng ta cần phải có những bước tiến mới. Nước ta có thể trở thành con hổ hoặc rồng hay không tất cả phụ thuộc vào các ngành Bộ Công Thương”, Thủ tướng phát biểu.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng ngành công thương cũng còn rất nhiều hạn chế, tồn tại, yếu kém.
“Chúng ta phải thẳng thắn nhìn vào những tồn tại khuyết điểm, thậm chí còn nhiều hơn ưu điểm”, ông nói.
Thủ tướng cho rằng mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài chưa tương xứng, và chưa có ngành công nghiệp chủ lực, bên cạnh đó tổ chức thị trường trong nước còn nhiều bất cập và đưa ra phương án không để bán lẻ rơi vào tay người khác, vấn đề giải phóng mặt bằng tạo điều kiện sản xuất công nghiêp chưa được quan tâm.
Bên cạnh đó, trật tự thị trường, tình trạng hàng giả hàng nhái diễn biến phức tạp, cần chấn chỉnh mạnh mẽ hơn. Đáng chú ý, việc triển khai một số hiệp định thương mại tự do chưa thực sự đến với người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng thẳng thắn cho rằng quản lý thị trường làm công tác chống hàng giả chưa tốt, người dân còn kêu ca. Ông yêu cầu Bộ Công Thương cần chấn chỉnh điều này. Tuy nhiên, cần lưu ý không vì thế mà lực lượng quản lý thị trường cản trở sự lưu thông hàng hóa.
Bên cạnh đó, Thủ tướng lưu ý lực lượng tham tán thương mại ở nước ngoài phải coi trọng phát triển thị trường, đầu tư.
“Tôi từng nói với ông tham tán là làm việc nước trước, sau đó làm việc nhà. Đừng có kết hợp cho trẻ con đi học là không được đâu", ông nhấn mạnh.
Bộ Công Thương: Kinh tế Việt Nam đạt 7,08% tăng cao nhất 11 năm qua
Trong năm qua, kinh tế cả nước tăng trưởng vững chắc, các chỉ số vĩ mô tiếp tục được đảm bảo ổn định và vượt ... |
CPTPP có hiệu lực, giá ô tô nhập khẩu sẽ không rẻ như mong đợi
Hiệp định CPTPP (hay còn gọi là TPP11) đã chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1, ngoài những lợi ích ... |