Ảnh minh họa. Báo Chính phủ |
Mới đây, Bộ Công thương đã có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù của các dự án điện cấp bách.
Cụ thể, Bộ này đã hiệu chỉnh Dự thảo "Quyết định Cơ chế đặc thù để đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng các dự án điện cấp bách trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia"; xin ý kiến một số bộ cũng như tổ chức cuộc họp rà soát.
Theo đó, dự thảo bỏ quy định: "Bộ Công thương ủy quyền các Tập đoàn kinh tế (EVN, PVN, TKV) và cho phép các Tập đoàn kinh tế ủy quyền lại cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn kinh tế là chủ đầu tư các dự án đã có trong Quy hoạch và kế hoạch đầu tư xây dựng: (i) thẩm định các bước thiết kế, dự toán xây dựng trong quá trình đầu tư đối với dự án nhóm B và C sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách (trừ công trình cấp đặc biệt); (ii) thẩm định, quyết định đầu tư các dự án nhóm B và C sử dụng vốn đầu tư công (trừ công trình cấp đặc biệt).
Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng: Bỏ quy định "UBND các tỉnh/thành phố có trách nhiệm trong việc giải quyết công tác đền bù, hỗ trợ đối với các tài sản, quyền lợi của các hộ dân/tổ chức bị ảnh hưởng để phục vụ quá trình vận chuyển nhân lực, vật tư thiết bị và mặt bằng thi công nhằm giảm thiểu các chủ thể bị ảnh hưởng cản trở quá trình triển khai thi công".
Về lựa chọn nhà thầu: Bỏ quy định "Trong phạm vi riêng từng Tập đoàn kinh tế (EVN, PVN, TKV), cho phép các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn được phép tham gia quá trinh lựa chọn nhà thầu của mình đối với các gói thầu thuộc các dự án do các Tập đoàn và doanh nghiệp thành viên của các Tập đoàn làm chủ đầu tư".
Về thu xếp vốn cho các dự án: Đối với vốn vay thương mại trong nước, bỏ các quy định sau:
"Cho phép giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu còn tối thiểu 15% tổng vốn đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại trong nước cân đối vốn, xem xét cho chủ đầu tư vay theo yêu cầu thực tế của từng dự án trên cơ sở năng lực tài chính của chủ đầu tư,
Đồng ý về nguyên tắc cho phép các tổ chức tín dụng được cho vay vượt 15% vốn tự có của ngân hàng đối với một khách hàng và vượt 25% vốn tự có đối với nhóm khách hàng có liên quan khi xem xét cho vay vốn dự án thuộc danh mục các dự án điện cấp bách sau khi có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước.
Đối với các dự án lưới điện cấp bách do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty Điện lực và các dự án nguồn điện do các Tổng công ty Phát điện làm chủ đầu tư, cho phép Bộ Tài chính cấp bảo lãnh trực tiếp đối với các Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia, các Tổng công ty Điện lực và các Tổng công ty Phát điện là chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng".
Dự án điện mặt trời gần 14 triệu USD tại Quảng Bình: Nguy cơ thành phế liệu
Năm 2015, Tiền Phong có loạt bài “Dự án 14 triệu USD nguy cơ thành phế liệu”, phản ánh việc UBND tỉnh Quảng Bình phê ... |