Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông: Lo tăng 'xin xỏ, vòi vĩnh'

Cơ quan chức năng đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông nhưng chuyên gia lo tăng "xin xỏ, vòi vĩnh".
Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông: Lo tăng xin xỏ, vòi vĩnh - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông để răn đe người vi phạm. (Ảnh minh họa: Nam Định).

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông

Theo thông tin chúng tôi nhận được, mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Nghị định 46/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Tại hội nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ông Nguyễn Văn Huyện cho biết sau 2 năm thực hiện, Nghị định 46 cơ bản đáp ứng được yêu cầu bảo đảm thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, ông Huyện cho biết tình hình tai nạn vẫn diễn biến phức tạp; tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ còn diễn ra phổ biến, một số hành vi chưa qui định chế tài xử phạt.

Cũng liên quan Nghị định 46, Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT việc sửa nghị định cần xuất phát từ những vấn đề thực tiễn.

Thiếu tướng Đức cho biết thời gian qua, tổ soạn thảo nhận được những đề xuất tước bằng lái xe vĩnh viễn với tài xế uống rượu, sử dụng ma túy gây tai nạn.

Nguyên nhân là do hình thức xử phạt bổ sung tước bằng lái từ 4-6 tháng hoặc 22-24 tháng là chưa đủ sức răn đe.

Tại hội nghị này, bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cho biết trong quá trình 2 năm triển khai Nghị định 46 đã nảy sinh một số khó khăn, vướng mắc cần sửa đổi.

Bà Hạnh cho biết, hiện tại mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ với cá nhân thấp hơn đường thủy (40 triệu đồng).

Theo bà này, mức phạt vi phạm luật giao thông đường bộ cần tăng lên 80 triệu đồng với cá nhân. Ngoài ra, cần đồng thời điều chỉnh tỉ lệ % phạt tiền so với mức phạt tiền tối đa của các chức danh; tăng mức phạt với người sử dụng rượu bia, vi phạm trên đường cao tốc.

Đại diện Vụ Pháp chế - Thanh tra cũng đề nghị nghiên cứu qui định về việc tạm giữ tang vật phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính để đảm bảo tính khả thi trên thực tế.

Cụ thể là việc tạm giữ phương tiện tham gia giao thông để ngăn chặn những hành vi có thể gây nguy hiểm, mất ATGT cao, gây hậu quả nghiêm trọng.

Đề xuất tăng mức phạt vi phạm giao thông: Lo tăng xin xỏ, vòi vĩnh - Ảnh 2.

Nhiều trường hợp tài xế bỏ chạy, chống đối khi bị CSGT xử lí vi phạm. (Ảnh: Nam Định).

Tăng mức phạt vi phạm lại lo tăng "xin xỏ"

Liên quan đến việc đề xuất tăng mức xử phạt của đại diện Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia giao thông cho rằng có thể tham khảo một số giải pháp mà một số nước đang thực hiện.

Đơn cử như việc buộc thi lại lí thuyết với một số lỗi vi phạm, phạt lao động công ích có giám sát.

"Chúng ta có thể xây dựng hệ thống dữ liệu quản lí lái xe. Từ đó cập nhận thông tin về vi phạm và có thể phạt tăng nặng nếu vi phạm một lỗi nhiều lần.

Ngoài ra, cần gắn trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải với tài xế. Ví dụ nếu tài xế vi phạm, doanh nghiệp có thể bị xử phạt". vị chuyên gia cho hay.

Cũng theo vị này, việc tăng mức phạt có thể góp phần răn đe nhưng cũng có thể "gây hại".

"Chúng ta tăng mức phạt nhưng cần có giải pháp cho tình trạng "cứ bị bắt là xin xỏ" hoặc người thực thi công vụ "vòi vĩnh".

Bởi lẽ, nếu mức phạt quá lớn, việc "xin xỏ" rất dễ dàng diễn ra", vị chuyên gia này nêu quan điểm.

Anh Hoàng Văn Ý (Nam Định), một tài xế taxi cho rằng việc tăng mức xử phạt vi phạm giao thông có thể đảm bảo tính răn đe nhưng không nên tăng quá cao.

"Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần có giải pháp xử lí ngay từ khâu "đầu vào". Tức là việc thi, sát hạch cấp GPLX tránh việc "bao thi, bao đậu".

Tôi lái xe nhiều năm nay và gặp khá nhiều trường hợp vi phạm giao thông khi bản thân tài xế không thuộc luật", anh Ý cho biết.

Theo tổng hợp báo cáo từ các lực lượng, trong 2 năm thực hiện Nghị định 46, lực lượng Thanh tra Giao thông đã thực hiện 15.250 cuộc thanh tra; 198.540 cuộc kiểm tra.

Qua đó phát hiện 246.144 vụ vi phạm, xử phạt số tiền hơn 513,6 tỉ đồng, tạm giữ 1.420 ô tô.

Lực lượng công an đã xử lí trong lĩnh vực đường bộ hơn 7,87 triệu trường hợp vi phạm, phát tiền hơn 4.618 tỉ đồng; tước hơn 589.738 giấy phép lái xe, tạm giữ hơn 939.116 phương tiện.

Trong lĩnh vực đường sắt đã xử phạt hơn 2.928 trường hợp, phạt tiền hơn 1,6 tỉ đồng.

chọn
[Photostory] Dự án vừa khởi công của MIK Group ở khu tây Hà Nội
The Solar Park - giai đoạn 2 của Imperial Smart City do MIK Group làm chủ đầu tư có quy mô hơn 2 ha. Tại đây sẽ xây dựng 5 toà tháp căn hộ cao 35 tầng.