Đến thăm ngôi làng mà mỗi nhà đều gói cả vạn chiếc bánh chưng dịp Tết

Dịp gần Tết Nguyên đán, mỗi gia đình ở Tranh Khúc (Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) có thể gói tới cả vạn chiếc bánh chưng.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Làng Tranh Khúc (Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh chưng. Bánh làng từ đây được đưa đi khắp nơi, được đặt trang trọng trên ban thờ, mâm cỗ gia đình người Việt trong các dịp lễ, Tết Nguyên đán. Trong ảnh: Xe tải chở lá dong về làng Tranh Khúc để chuẩn bị cho các hộ gia đình gói bánh.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Theo trưởng thôn Lý Thị Thiệp, Tranh Khúc có 281 hộ thì hơn 100 hộ quanh năm sống bằng nghề gói bánh chưng. Từ 12 tháng Chạp trở đi, làng Tranh Khúc ngập tràn trong sắc xanh của lá dong và mùi thơm của bánh. Trong ảnh, những bó lá dong được mua về xếp đầy sân.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Theo người dân tại đây, lá dong chủ yếu được lấy từ Thanh Hóa, Hà Giang. Công đoạn rửa lá khá quan trọng và mất nhiều thời gian. Dịp sát Tết, nhiều hộ phải thuê thêm người làm những công việc này.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Lá dong gói bánh chưng được rửa sạch sẽ từng chiếc một.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Lá dong được phân loại để thuận tiện cho việc gói bánh. "Năm nay lá dong đắt hơn, chúng tôi phải mua với giá 500.000 đồng/bó, cao hơn năm ngoái 200.000 đồng", một người dân cho biết.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Những công việc nhẹ nhàng này khá hút nhân công tại Tranh Khúc.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Gạo nếp gói bánh chưng chủ yếu là nếp cái hoa vàng, nếp nhung; đậu xanh phải là hạt to, chắc mẩy; lá dong bánh tẻ, màu xanh mướt; thịt lợn nuôi bằng bỗng rượu, thịt thơm và lựa phần có mỡ, có nạc; gia vị là nước mắm cốt truyền thống và hạt tiêu sọ….
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Việc gói bánh kinh doanh được người dân Tranh Khúc tính toán kỹ càng. Từ khâu đong gạo, đỗ xanh thật chuẩn thậm chí cân đo trọng lượng miếng thịt và nhân bánh trước khi gói.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
"Dịp Tết, mỗi nhà có thể gói tới cả vạn chiếc bánh chưng. Mỗi tiếng tôi gói được khoảng 100 chiếc", ông Nguyễn Văn Bảy (70 tuổi, Tranh Khúc) cho biết.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Người dân Tranh Khúc không bao giờ dùng khuôn để gói bánh. Mỗi bánh thường được gói bởi 6-7 lá dong. Khi gói phải thao tác nhanh, nếu không gạo sẽ rơi ra ngoài.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Dù chỉ gói bằng tay mà hàng trăm chiếc bánh vẫn vuông và đều như nhau.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Việc gói bánh chưng tại đây phân chia công đoạn rất "chuyên nghiệp". Khi một người gói bánh xong, người khác sẽ buộc lạt cho bánh.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Hàng trăm chiếc bánh được ông Bảy gói đều tăm tắm chỉ trong một giờ. Ông cho biết bản thân đã có gần 50 năm gói bánh.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Trước đây, người làng Tranh luộc bánh bằng nồi đun than, củi, bây giờ đều chuyển sang nồi đun bằng điện.
den tham ngoi lang ma moi nha deu goi ca van chiec banh chung dip tet
Chiếc nồi điện này có thể luộc được khoảng 400 chiếc bánh chưng. Sau khi luộc khoảng 8 tiếng, bánh chín được vớt ra rửa qua nước lạnh và đem ép nhẹ. Bánh chưng ở Tranh Khúc có giá từ 30.000 đồng đến 80.000 đồng/chiếc.
chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu đường sắt vượt sông Ninh Cơ ở Trực Ninh, Nam Định
Một cầu đường sắt dự kiến được xây dựng vượt sông Ninh Cơ thuộc địa bàn các xã Trực Mỹ, Trực Đại, huyện Trực Ninh, Nam Định.