Tags

Bánh chưng

Tìm theo ngày
Bánh chưng chuẩn vị ngon, đậm đà cho ngày Tết

Bánh chưng chuẩn vị ngon, đậm đà cho ngày Tết

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của Việt Nam có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc cha ông và với đất trời. Nguyên liệu để làm bánh chưng bao gồm gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn và lá dong.

Bánh chưng thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán của người Việt hoặc ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch).

Ý nghĩa của sự tích bánh chưng

Bánh chưng là loại bánh có lịch sử lâu đời được sử sách nhắc lại trong nền ẩm thực truyền thống của Việt Nam. Bánh chưng có một vị trí đặc biệt ở trong tâm thức của mỗi người Việt Nam.

Nguồn gốc của bánh chưng liên quan đến hoàng tử Lang Liêu ở đời Hùng Vương thứ 6. Sự tích về bánh chưng là lời nhắc nhở về truyền thống của dân tộc, cũng như lý giải nguồn gốc của bánh chưng và bánh giầy ở trong văn hóa. Bên cạnh đó cũng thể hiện tầm quan trọng của cây lúa nước cũng như thiên nhiên trong nền văn hóa người Việt xa xưa.

Quan niệm truyền thống về chiếc bánh chưng

Theo quan niệm của người Việt, bánh chưng của miền Bắc cùng với bánh tét của miền Nam là tượng trưng cho quan niệm của người Việt xưa về vũ trụ.

Bánh chưng hình vuông và có màu xanh lá cây là biểu tượng cho mặt đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ cũng như một số dân tộc ở trong khu vực châu Á.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng bánh chưng nguyên thủy từ thời xa xưa dài và có hình tròn giống như bánh tết. Đồng thời bánh chưng và bánh dày là tượng trưng cho đàn ông và đàn bà trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Tuy nhiên ý kiến này là không đúng.

Bánh Tét ở miền Nam được thay thế cho bánh chưng ở miền bắc. Các nguyên liệu làm bánh cũng khá tương tư, chỉ có hình dạng là khác. Trong khi bánh chưng có hình khối vuông thì bánh tét lại có hình tròn và dài.

Việc gói bánh chưng và luộc bánh chưng, canh nồi bánh chưng trên bếp lửa vào các dịp cận tết đã trở thành một tập quán, văn hóa truyền thống tốt đẹp được lưu giữ qua các đời của mỗi gia đình người Việt.

Khi tặng nhau bánh chưng thì người ta thường tặng theo cặp chứ không tặng một cái lẻ.

Nguyên liệu làm bánh chưng

Lá gói bánh chưng thường là lá dong tươi, chọn lá bánh tẻ đều nhau, màu xanh mướt, không bị rách. Ở một số nơi, dân tộc hay tùy theo hoàn cảnh và điều kiện có thể sử dụng lá chuối, lá chít thậm chí lá bàng để gói bánh chưng.

Lạt buộc: Thường dùng loại lạt giang làm từ ống cây giang. Có thể ngâm nước muối hoặc hấp cho mềm lạt trước khi gói.

Gạo nếp: Chọn loại gạo có hạt to, tròn, dẻo. Hạt gạo mới thu hoạch sẽ dẻo và thơm hơn. Thông thường mọi người hay chọn nếp cái hoa vàng hoặc nếp nương.

Đỗ xanh: thường được lựa chọn công phu, ngon nhất là loại đỗ được trồng ở khu vực đồi trung du Việt Nam sẽ thơm và bở hơn. Đỗ sau khi thu hoạch sẽ được phơi nắng thật khô, sàng sẩy hết hạt lép, bụi, rác và phân loại đóng vào hũ.

Thịt: thường dùng thịt lợn, thịt ba chỉ có cả phần mỡ và nạc giúp cho nhân bánh vị béo ngậy, không bị khô bã như các loại thịt khác như thịt nạc thăn, thịt mông.

Gia vị: Ướp thịt với chút muối và hạt tiêu. Gạo và đỗ cùng cần được ướp muối cho đậm đà. Lưu ý không ướp thịt bằng mắm vì sẽ làm bánh nhanh bị hỏng, ôi thiu. Một số người làm bánh cầu kỳ còn ướp thêm một số loại gia vị như cà cuống, thảo quả trong nhân bánh.

Gói bánh chưng

Thông thường có hai cách gói bánh chưng là gói bằng tay hoặc gói theo khuôn hình vuông bằng gỗ.

Để có thể tự gói bánh chưng bằng tay đòi hỏi người gói bánh phải có sự khéo léo và điêu luyện để có một chiếc bánh đẹp.

Gói bánh chưng bằng khuôn thì việc gói bánh sẽ đơn giản hơn và nhiều người có thể làm được. Bên cạnh đó gói bánh bằng khuôn cũng giúp cho bánh vuông vắn, đều và được nén chặt hơn.