Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10 tháng 9 năm 2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi, với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con.
Ảnh minh họa. |
Tại Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi gây ra bởi loại virus có tên là African Swine Fever (ASF), lần đầu tiên ghi nhận tại châu Á vào năm 2017. Bệnh có nguồn gốc từ châu Phi nhưng xâm nhập vào châu Á do việc nhập khẩu thịt, sản phẩm từ lợn nhiễm bệnh xuất phát từ khu vực có dịch.
Từ đầu tháng 8/2018 đến ngày 9/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy. Dịch bệnh đã khiến Trung Quốc phải tiêu hủy hơn 20.000 con lợn và động vật nhiễm bệnh tại nước này.
Tại Nhật Bản, từ đầu tháng 9/2018, nước này ghi nhận trở lại dịch bệnh tả lợn tại một nông trại tại miền Trung sau 26 năm (kể từ năm 1992). Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn gây ra bởi một loại virus họ Flaviridae, có tốc độ lây lan rất nhanh, tỷ lệ lợn chết cao (lên đến 90%) với các triệu chứng xuất huyết. Nhật Bản đã tiêu hủy gần 600 gia súc nghi ngờ mắc bệnh, khử trùng diệt khuẩn nông trại, khoanh vùng khu vực nhiễm bệnh, ngừng xuất khẩu thịt lợn, thành lập các đội phản ứng nhanh và điều chuyên gia để phân tích nguyên nhân, đường lây truyền của bệnh.
Nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh, thành phố khác có chăn nuôi lợn với số lượng lớn rất cao.
Bên cạnh đó, các hoạt động thương mại, du lịch của nhân dân các nước đã và đang có dịch bệnh, đặc biệt cư dân biên giới vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín cũng có thể đưa virus bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
Trước tình hình nghiêm trọng này, chiều 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký công điện về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam.
Mặc dù dịch bệnh ở lợn kể trên tại Nhật Bản và Trung Quốc đều được gọi là tả lợn (có tác nhân gây bệnh là virus) nhưng khác hoàn toàn với bệnh tả ở người (một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra).
Dịch bệnh nguy hiểm, lợn dính vào chết chắc 100%: Báo động 63 tỉnh thành
Lợn mắc bệnh dịch tả tỷ lệ chết 100%, trong khi dịch bệnh này đã xuất hiện ở Trung Quốc và đang tiến sát biên ... |
Tạm dừng nhập khẩu thịt lợn từ Ba Lan và Hungary do dịch tả lợn châu Phi
Từ đầu năm đến nay, Ba Lan và Hungary đã xuất hiện bệnh dịch tả heo châu Phi, để ngăn chặn nguy cơ bệnh dịch ... |
'Bão' dịch tả lợn châu Phi, hải quan dừng thông quan thịt lợn
Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản hoả tốc gửi các Chi cục Hải quan trên cả nước yêu cầu kiểm ... |
Đề nghị cấm nhập khẩu thịt heo từ các nước có dịch tả
Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai vừa có công văn kiến nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn triển khai các giải pháp ... |
Tiêu độc khử trùng xe chở heo để phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi đang lây lan nhanh trên thế giới, ngành thú y TP HCM đang tăng cường các biện ... |