Dịch vụ GrabFood sập ở Việt Nam

Sáng ngày 8/12, dịch vụ đặt thức ăn GrabFoob của Grab đã không thể hoạt động ở cả TP HCM và Hà Nội.

Khoảng 9h sáng ngày 8/12, khi người dùng vào dịch vụ GrabFood để đặt thức ăn thì ứng dụng Grab trên điện thoại hiển thị dòng chữ "Rất tiếc, đã xảy ra lỗi. Trong khi chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, hãy thử tải lại ứng dụng".

Sự cố này xảy ra ở cả 2 khu vực lớn là TP HCM và Hà Nội.

Trước đó, ngày 3/4/2018, nhiều người dùng tại Hà Nội và TP HCM cho biết không thể đặt được xe qua ứng dụng Grab. Ứng dụng thông báo tạm ngưng dịch vụ với dòng hiển thị "Xin lỗi, có vẻ chúng ta không thể kết nối tới server. Hãy thử lại trong vài phút tới". 

Phía tài xế Grab cũng không hài lòng vì phải dừng gần 4 tiếng đồng hồ mà không nhận được trước bất kỳ thông báo rõ ràng nào từ hãng.

Dịch vụ GrabFood sập ở Việt Nam - Ảnh 1.

Dịch vụ GrabFood gặp lỗi.

"Hiện tại hệ thống GrabFood gặp vấn đề về lỗi kĩ thuật vì thế chúng tôi đang gấp rút xử lí sự cố này. Khách hàng vui lòng kiểm tra ứng dụng và đặt lại sau", tổng đài GrabFood cho biết.

Sự cố trên cũng đang xảy ra tại Indonesia. Nguyễn Hoàng Anh Khoa, một độc giả của Zing đang công tác ở thành phố Yogyakarta, cho biết anh không thể đặt đồ ăn sáng nay, nhưng vẫn có thể gọi được xe để di chuyển.

"Nhân viên dịch vụ khách hàng bảo sẽ sớm khắc phục, không nói bao lâu xong. Tôi phải chuyển sang dùng Gofood", Khoa chia sẻ.

Theo báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á 2019 của Google và Temasek, thị trường gọi xe trực tuyến và giao thức ăn ở Việt Nam có giá trị khoảng 1 tỉ USD. Con số này sẽ tăng lên 4 tỉ USD vào năm 2025.

Trong đó, GrabFood và Go-Food đều khẳng định đứng đầu thị trường Việt Nam với hàng trăm nghìn đơn hàng mỗi ngày. Grab dẫn số liệu từ hãng nghiên cứu Kantar cho thấy tiếp nhận 300.000 đơn hàng mỗi ngày.

Grab cũng cho biết, bình quân thu nhập của tài xế GrabBike có đăng ký thêm dịch vụ GrabFood và GrabExpress tại TP HCM và Hà Nội tăng 26%.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.