Sau Now, GrabFood cũng tăng cước phí giờ cao điểm lên 5.000 – 10.000 đồng

Từ ngày 23/10, dịch vụ giao đồ ăn GrabFood đã áp dụng chính sách cước phí linh hoạt, theo từng nhà hàng, khu vực, thời gian và nhu cầu của khách hàng mà không có mức giá cước cố định như trước đây.

GrabFood tăng cước phí giờ cao điểm

Screenshot (34)

Thông báo thay đổi giá cước GrabFood. (Ảnh chụp màn hình).

Với cách tính phí mới, ngoài 15.000 đồng cho 5 km đầu tiên, và mỗi km tiếp theo tính phí 5.000 đồng, thì hiện Grab còn tính thêm phụ phí thay đổi lộ trình 5.000 đồng/kg.

Tức là mức giá sẽ được tăng lên khi người dùng đặt đồ ăn vào các khung giờ cao điểm (11h-13h và 18h-20h), hoặc những quán ăn đông khách tài xế phải đợi lâu, hoặc giao hàng trong điều kiện thời tiết khó khăn,…

Như vậy cước phí linh hoạt cho một món đồ ăn đặt trên GrabFood sẽ luôn lớn hơn hoặc bằng giá cước tối thiểu 15.000 đồng/5km.

Bảng cước phí dịch vụ GrabFood hiện tại được tính như sau:

SharedScreenshotđ

Cách tính mới của GrabFood áp dụng từ 23/10/2019.

Theo anh Quốc Trung – một tài xế GrabFood ở Hà Nội, vào các khung giờ cao điểm, mức phí này có thể tăng lên từ 15.000 đồng, 20.000 đồng thậm chí là 25.000 đồng.

Đây là một tin vui đối với các tài xế chạy GrabFood, bởi trước đây vào giờ cao điểm, các bác tài sẽ chỉ được thưởng 12.000 đồng mỗi cuốc xe, việc tăng thêm phí sẽ tăng thêm nguồn thu nhập dành cho tài xế làm việc trong điều kiện kẹt xe, thời tiết bất lợi.

Tuy nhiên, đối với khách hàng, nhất là những khách ở xa quán ăn, giá cước phí mới khiến họ phải chi trả nhiều hơn.

Cước phí GrabFood đắt hay rẻ?

grabfood-la-cach-dang-ky-7-15722540293641510092971-crop-1572254043296782820684

GrabFood đang có lợi thế về tốc độ vì mạng lưới đối tác rộng lớn. (Ảnh: Grab).

Đây thực chất là một chính sách giá linh động thay đổi theo khung giờ đã được đối thủ của GrabFood, là Now, áp dụng từ lâu. Dịch vụ của Now cũng không có bảng giá cố định mà thay vào đó tùy quán, tùy thời gian và tùy khu vực sẽ có mức cước phí khác nhau.

Thông thường tại các trung tâm thương mại lớn, các quán ăn đông khách thì cước phí sẽ cao hơn, do tài xế phải tốn thời gian và tiền gửi xe. Ngoài ra, tại một số cửa hàng nhất định sẽ không tính cước phí tối thiểu mà chỉ tính giá cước theo km.

Nếu so sánh với cước phí giao đồ ăn của Now, ở cùng một địa điểm, cùng một quãng đường, cước phí của GrabFood đang thấp hơn từ 1.000 đồng – 12.000 đồng.

Trong khi đó, một đối thủ khác là Go-Food lại đang có mức cước phí phí thấp hơn GrabFood 1.000 đồng – 5.000 đồng.

SharedScreenshot

Bảng cước phí dịch vụ Now hiện tại.

Cước phí không hoàn toàn là con át chủ bài trong cuộc chiến giao đồ ăn nhanh. Theo nghiên cứu từ GCOMM, tốc độ giao hàng nhanh chóng là tiêu chí quan trọng nhất được khách hàng xem xét khi lựa chọn dịch vụ gọi món.

Và ở tiêu chí này thì GrabFood đã dành chiến thắng, khi cách đây không lâu, hãng dịch vụ này công bố mình là đơn vị được bình chọn là dịch vụ giao đồ ăn nhanh nhất tại thị trường Việt Nam.

Theo Grab, hãng đang có tổng cộng 175.000 đối tác (bao gồm cả đối tác 4 bánh) chính vì vậy lượng tài xế giao hàng trải dài khắp các khu vực, đặc biệt là các thành phố trung tâm. Mỗi khi có đơn hàng thì thời gian tài xế di chuyển đến nhà hàng để mua đồ ăn sẽ phụ thuộc vào lượng đối tác nhiều hay ít. 

Ở phương diện so sánh này, GrabFood thắng Now hoàn toàn, vì Now hiện chỉ tuyển dụng đối tác giao đồ ăn, trong khi Grab họ có sẵn đội ngũ tài xế GrabBike, GrabExpress hoạt động.

Tag:
chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.