Về Tiền Giang nghe bà con kể chuyện cây cầu mới

"Hôm nay chị xin công ty nghỉ làm để đi coi người ta khánh thành cầu mới. Hơn 30 năm nay đi lại bằng cây cũ kĩ tạm bợ, cuối cùng người dân xã Hậu Mỹ Bắc B cũng có cây cầu kiên cố như mong mỏi bấy lâu".

Cầu cũ thô sơ, đường đi trơn trượt

Cây cầu cũ kĩ, tạm bợ được dựng nên từ một miếng ván ép thô sơ cho bà con đi lại suốt nhiều năm trời. Vì kênh Phụng Thớt nằm ngay vị trí huyết mạch của xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, trước khi có cầu thô sơ, bà con muốn qua kênh phải đi đường vòng vô cùng bất tiện. Cây cầu cũ được bà con dùng để đối phó tạm thời, chịu qua bao mùa gió sương giờ đã cũ đi nhiều.

Hai vợ chồng chị Hương mưu sinh bằng nghề nông, mỗi sáng phải ra đồng từ sớm để canh tác. Năm ngoái, bé Linh con của anh chị vừa vào lớp một. Vì trường học ở phía bên kia kênh, cầu sắt cũ kĩ nên anh chị phải chia nhau đưa con đi học rồi canh đón về. Hầu như nhà nào có con nhỏ đến tuổi tới trường cũng đều như thế.

Về Tiền Giang nghe bà con kể chuyện cây cầu mới - Ảnh 1.

Cây cầu sắt cũ kĩ đã xuống cấp, đi lại vô cùng khó khăn.

"Cây cầu lung lay dữ lắm rồi. Người lớn đi qua còn sợ té huống chi tụi nhỏ ham chạy nhảy. Thấy con đi học mà đi đường vòng xa mình cũng xót nên sáng sáng hai vợ chồng thay phiên dắt con đi học cho yên tâm", chị Hương nhớ lại.

Nói là có cây cầu sắt bắt nối đôi bờ nhưng việc di chuyển vẫn rất hạn chế. Cầu chênh vênh, bề ngang chỉ tầm một mét rưỡi, một lần qua chỉ được mấy người, việc chở nặng như giao thương nông sản hầu như không thể. Đến cái đi cái đứng còn chẳng yên tâm nên việc làm lụng, chăm lo kinh tế của người dân trong xã cũng vô cùng khó khăn.

Chờ đợi niềm vui mới

Cách đây vài tháng, tin vui về với bà con thuộc xã Hậu Mỹ Bắc B, tỉnh Tiền Giang. Dự án "Xây Cầu Đến Lớp" do Grab phối hợp Quỹ Bảo trợ Trẻ em thực hiện cuối cùng đã cập bến kênh Phụng Thớt. Từ hôm hay tin tới nay, ai nấy hồi hộp lẫn vui mừng khôn xiết, đếm từng ngày để được tận mắt chứng kiến cây cầu mới cứng cáp, khang trang.

Niềm vui đến sớm, cây cầu kênh Phụng Thớt cuối cùng đã khánh thành. Ý nghĩa hơn, cây cầu đã kịp hoàn tất trước thềm năm học mới, lễ khai giảng năm nay của tụi nhỏ nhờ vậy mà đặc biệt và đáng nhớ hơn nhiều. Hôm khánh thành cầu, ai nấy đều tranh thủ sắp xếp việc riêng để có mặt trong khoảnh khắc xúc động, ánh mắt lấp lánh niềm hạnh phúc, hân hoan.

Về Tiền Giang nghe bà con kể chuyện cây cầu mới - Ảnh 2.

Cầu mới khánh thành trong niềm vui và sự chờ đợi của bà con.

"Chị ở đây là hơn 30 năm rồi, xưa cầu cũ đi lại khó khăn, hôm nào mần khuya về là chị đâu có dám đi. Giờ có cầu mới nói chung là mình mừng. Bữa nay chị xin công ty nghỉ mần để ra coi khánh thành cầu mới với bà con cho xôm (cười)", chị Thoa, một người dân trong xã cho biết.

Trong lúc đó, cùng các em học sinh trong bộ đồng phục mừng năm học mới, bé Linh tung tăng khoe với mẹ, "Từ nay con tự đi học được rồi má, con đi cùng nhỏ Nhi, nhỏ Khuê trong xóm. Năm học mới con ráng phấn đấu đạt giấy khen học sinh giỏi nha tía má."

Về Tiền Giang nghe bà con kể chuyện cây cầu mới - Ảnh 3.

Những phần quà ý nghĩa được trao đến tay các em học sinh nhân dịp khai giảng.

Với những người cả đời tần tảo nắng mưa như gia đình chị Hương hay chị Thoa, họ vui sướng khi từ nay không còn phải chênh vênh trên chiếc cầu cũ kỹ, vừa đi vừa lo sợ vì không biết sẽ sập lúc nào. Chị Hương cũng sẽ yên tâm để con đến trường, nhất là trong mùa mưa lũ.

"So với nhiều xã, huyện khác thì Hậu Mỹ Bắc B là một xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Tiền Giang, đa số bà con làm nông, kinh tế còn nhiều khó khăn. Nay có cầu mới, bà con đi lại thuận tiện hơn. Vui hơn nữa là chúng tôi chuẩn bị ra mắt xã nông thôn mới. Đây sẽ là những cơ hội để bà con làm lụng, phát triển kinh tế, đời sống phần nào cũng sẽ được cải thiện." ông Võ Thế Lực, Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ xã Hậu Mỹ Bắc B chia sẻ.

Cây cầu mới được khánh thành, mang theo hi vọng về một vùng quê sẽ sớm thay da đổi thịt. Vẫn còn một chặng đường dài để đi, nhưng cây cầu đã phần nào rút ngắn những gian nan, giúp hành trình đổi mới của vùng quê này thêm vững chãi. Điều đó phần nào thể hiện được mong muốn của Grab hướng đến sự thay đổi tích cực về lâu dài cho cộng đồng thông qua những hoạt động ý nghĩa, thiết thực.

Dự án "Xây Cầu Đến Lớp" do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab phối hợp thực hiện nhằm xây dựng những cây cầu kiên cố giúp trẻ em vùng khó khăn có cơ hội đến lớp thuận tiện và an toàn hơn, đồng thời góp phần cải thiện môi trường sống, phát triển an sinh xã hội và kinh tế của địa phương. Tính đến thời điểm hiện tại, dự án đã nhận được sự ủng hộ hơn 4 tỷ đồng từ người dùng Grab, và đưa vào sử dụng 3 cây cầu kiên cố tại tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Tiền Giang.

Hãy tiếp tục chung tay cùng Grab và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đóng góp vào dự án "Xây Cầu Đến Lớp" thông qua 02 hình thức: Đổi điểm thưởng GrabRewards trên ứng dụng Grab, hoặc Đóng góp trực tiếp cho Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam qua ví Moca trên ứng dụng Grab.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.