Theo Go-Viet, sau khi xuất hiện tại TP HCM với con số gần 6 triệu đơn hàng, việc mở rộng kinh doanh này là bước đi tiếp theo trong chiến lược củng cố vị thế của Go-Viet trên thị trường Hà Nội.
Trước đó, dịch vụ Go-Food đã được thử nghiệm tại Hà Nội trong vòng ba tháng với những ưu đãi nhằm thu hút tài xế và khách hàng, bên cạnh đó ứng dụng này cũng hợp tác với nhiều đối tác ăn uống, khách hàng cũng có thể theo dõi vị trí của tài xế và tình trạng đơn hàng ngay trên ứng dụng như GrabFood và Now.
Cuộc chiến không khoan nhượng giữa các ứng dụng gia đồ ăn nhanh. (Nguồn ảnh: Youtube SchanneI).
Việc Go-Viet nhanh chóng triển khai và thử nghiệm dịch vụ Go-Food ở Việt Nam cho thấy, đây thực sự là một thị trường tiềm năng. Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường giao thức ăn trực tuyến ở Việt Nam trong năm 2018 đạt khoảng 33 triệu USD và đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm.
Thị trường giao đồ ăn hiện vẫn có Lala.vn, Zalo, Vietnammm,... tuy nhiên vẫn chưa đủ mạnh khi so với Now, GrabFood hay nền tảng phía sau Go-Food tại Việt Nam.