Yêu cầu Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đính chính nhưng bị từ chối, Grab phản pháo

Phản hồi thông tin của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng Grab ngày càng phớt lờ quy định của Bộ Giao thông, thực hiện nghĩa vụ thuế chưa đúng quy định, Grab thanh minh hãng không tuỳ tiện mở rộng phạm vi thí điểm, thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc. 

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Grab vừa có văn bản phản hồi Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam (VATA) về "những thông tin mà doanh nghiệp cho rằng chưa chính xác, gây nhầm lẫn".

Trong văn bản, Grab khẳng định luôn nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, không có hiện tượng tùy tiện mở rộng phạm vi thí điểm từ 5 tỉnh, thành phố lên 15 tỉnh, thành phố như Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cáo buộc.

Yêu cầu Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đính chính nhưng bị từ chối, Grab phản pháo  - Ảnh 1.

Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng Grab ngày càng phớ lờ các quy định của Bộ Giao thông vận tải, mở rộng phạm vi thí điểm từ 5 lên 15 tỉnh thành.

"Grab chỉ triển khai dịch vụ GrabCar tại 5 tỉnh, thành phố được thí điểm theo Đề án 24 đối với loại hình GrabCar là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh. Còn dịch vụ GrabTaxi hoạt động và mở rộng quy mô trên địa bàn các tỉnh và thành phố trong cả nước đều  tuân thủ hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải và các Sở Giao thông Vận tải địa phương", phía Grab nêu.

Hãng cũng khẳng định doanh thu là phí kết nối cuốc xe tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng cước phí dịch vụ vận tải (khoảng 20-30%). Điều này Grab khẳng định luôn nghiêm túc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp này nhấn mạnh số tiền thuế góp vào ngân sách tăng qua mỗi năm.

Trước đó, Hiệp hội vận tải ôtô Việt Nam đã có nhận định Grab ngày càng "phớt lờ" các quy định của Bộ Giao thông Vận tải tại Quyết định 24/QĐ-BGTVT, như: tùy tiện mở rộng phạm vi thí điểm từ 5 tỉnh, thành phố lên 15 tỉnh, thành phố; thực hiện quyền cơ bản của người kinh doanh vận tải như quyết định giá cước, chính sách khuyến mãi… chứ không phải chỉ làm dịch vụ kết nối giữa nhà vận tải với hành khách...

Đặc biệt, Grab không thực hiện công văn hỏa tốc của Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu dừng thực hiện dịch vụ GrabShare, dù Bộ Giao thông Vận tải khẳng định chương trình GrabShare không nằm trong "Đề án 24". 

Đề án 24 cũng chỉ cho phép grab thực hiện thí điểm tại 5 tỉnh thành là TP HCM, Hà Nội, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Ninh... nhưng Grab đã triển khai tại các tỉnh ngoài đề án như: Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Lâm Đồng, Quy Nhơn, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh,… 

Ngoài ra, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cũng cho rằng Grab thực hiện nghĩa vụ thuế chưa đúng, vì chưa xác định rõ nghĩa vụ thuế của 2 chủ thể kinh doanh: các đơn vị kinh doanh vận tải có sử dụng dịch vụ kết nối của Grab và Grab kinh doanh dịch vụ kết nối. Hai chủ thể kinh doanh này ở 2 ngành nghề khác nhau với mức thuế và các quy định cụ thể khác nhau.

Trước nhận định này, Grab đã có công văn yêu cầu Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam đính chính. Tuy nhiên, Hiệp hội này khẳng định các nhận định của mình là có cơ sở và không cần đính chính.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.