Theo đó, năm học 2018 – 2019, Hà Nội có 2.689 trường và gần 2 triệu học sinh mầm non và phổ thông. So với năm học 2017 – 2018 tăng 48 trường, gần 110 nghìn học sinh.
Dù có nhiều kết quả, Ban Văn hóa – Xã hội HĐND thành phố Hà Nội chỉ rõ, do tốc độ tăng dân số cơ học cao cùng với việc phát triển đô thị, xây dựng nhiều khu chung cư cao tầng dẫn đến hiện tượng quá tải trong các trường công lập, tỷ lệ học sinh trên lớp cao.
Hiện nay, trên toàn thành phố có 19/772 trường mầm non công lập có sĩ số từ 50 cháu trở lên/ lớp học. Cá biệt có 4 trường mầm non có sĩ số 60 cháu/lớp tập trung ở quận Cầu Giấy.
Có 87/697 trường tiểu học công lập có sĩ số từ 50 học sinh trở lên/lớp. Cá biệt có 37 trường có sĩ số từ 55 học sinh trở lên/lớp, trong đó có 3 trường có sĩ số từ 60 học sinh trở lên/lớp. Có 13/599 trường THCS công lập có sĩ số từ 50 học sinh trở lên/lớp.
Một số trường tự ý đặt ra những khoản thu không đúng quy định, thực hiện thu xã hội hóa không đúng quy trình như thu tiền túi kiểm tra, phô tô tài liệu, tiền vệ sinh, thu tiền để mua bàn ghế, tiền trái tuyến, thu tiền xã hội hóa điều hòa và thiến bị giảng dạy... gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.
Cụ thể, ở huyện Hoài Đức, trường THPT Hoài Đức B thu tiền túi kiểm tra, phô tô tài liệu, tiền vệ sinh; Trường mầm non An Khánh A thu 500 nghìn đồng tiền trái tuyến của 33/73 học sinh trái tuyến; Trường tiểu học An Khánh A đã thu 1 triệu đồng/học sinh/5 năm của 109/130 học sinh lớp 1 mới chuyển đến định cư ở địa bàn.
Tại huyện Đông Anh, lớp 6A1 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng dự kiến thu 1,5 triệu đồng để mua bàn ghế. Trường Mầm non Xuân Canh thu tiền đi vệ sinh và đồ chơi. Trường tiểu học đô thị Việt Hưng (Quận Long biên) có một số lớp thu tiền cơ sở vật chất, sách giáo khoa, kỹ năng sống, đồng phục, mũ, ghế.
Tại huyện Thanh Trì, Trường tiểu học Tả Thanh Oai thực hiện các khoản thu khác khi chưa được UBND huyện phê duyệt, phụ huynh học sinh thực hiện thu tiền giấy, bút, vở khi chưa xin ý kiến của giáo viên chủ nhiệm.
Với quận Cầu Giấy, trường THCS Dịch Vọng Hậu thu quỹ phụ huynh lớp 1,5 triệu đồng/kỳ, thu cào bằng một mức, không lập dự toán thu chi, riêng khối 6 thu thêm 500.000 đồng/học sinh tiền xã hội hóa lắp điều hòa. Trường tiểu học Tráng Việt A (Huyện Mê Linh) thu 500 nghìn đồng tiền mua máy chiếu để dạy các môn văn hóa.
Theo Ban Văn hóa - Xã hội, quyết định số 51/2013/QĐ-UBND quy định 10 khoản thu, ngoài các khoản thu theo quy định đơn vị không được thu thêm khoản thu nào khác. Nhưng xuất phát từ nhu cầu thực tế hiện nay đã phát sinh một số khoản thu khác như tiền học câu lạc bỗ, kỹ năng sống, tiền lắp và tiền điện điều hòa, học ngoại ngữ chuyên gia, trông giữ trẻ, học sinh ngoài giờ và ngày thứ 7... chưa được quy định và hướng dẫn cụ thể, vì vậy các đơn vị lúng túng trong triển khai thực hiện.
Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ GD&ĐT quy định phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục. Tuy nhiên, ở một số trường, Ban giám hiệu hợp tác với các nhà may, công ty may để đặt đồng phục cho học sinh.
Trung bình mỗi bộ đồng phục có giá từ 150.000 đến 270.000 đồng và mỗi học sinh tối thiểu có 3 bộ đồng phuc. Không ít trường quy định học sinh mặc đồng phục trong cả tuần, do vậy thực tế phụ huynh phải mua số lượng đồng phục cho học sinh từ 5 – 6 bộ đồng phục gây tốn kém về kinh phí cho phụ huynh học sinh.
Ngoài ra, việc đảm bảo vệ sinh tại các nhà vệ sinh trong trường học ở một số đơn vị chưa đảm bảo yêu cầu. Cơ sở vật chất ở một số trường chưa đảm bảo điều kiện về công tác PCCC, bếp ăn chưa đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn chưa đảm bảo, một số trường chưa thực hiện nghiêm túc về việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm...
Nợ học phí 6 tỷ đồng, hơn 2.500 sinh viên có nguy cơ bị đuổi học
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM vừa công bố danh sách sinh viên nợ học phí học kỳ 1 năm học 2018-2019 với số ... |