Như tin đã đưa, chiều 16/8, Bộ GD&ĐT đã quyết định sé áp dụng mức điểm sàn riêng đối với các trường sư phạm từ năm 2018. Thông tin này tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội trong bối cảnh, điểm chuẩn ngành sư phạm nhiều trường năm 2017 thấp kỷ lục (chỉ cần 9 - 12,75 điểm/3 môn là có thể đỗ).
Chia sẻ về vấn đề này, TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT cho rằng, để nâng cao chất lượng ngành này thì cần nhiều yếu tố. Yếu tố đầu vào chỉ là một biểu hiện chứng tỏ rằng nhiều tổ chức, người có trách nhiệm đang tham gia vào lĩnh vực này nhưng lại bỏ ngỏ yếu tố chất lượng.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT. Ảnh: NVCC. |
Thời gian qua, một số trường (cả cao đẳng) lấy điểm trúng tuyển ngành sư phạm chỉ bằng điểm sàn của Bộ (15,5 điểm), thậm chí còn rất thấp (từ 9 - 12,75 điểm) là có thể đỗ. Đây chỉ là những bề nổi của cả một vấn đề lớn mà ai cũng nhìn thấy. Việc Bộ GD&ĐT sẽ áp dụng mức điểm sàn riêng cho các trường sư phạm từ năm 2018 chỉ là giải pháp mang tính tình thế.
TS Lê Trường Tùng cho biết: "Tại sao lại nói tình thế, bởi giải pháp này được đưa ra trong bối cảnh khi hồi tháng 6/2017, lãnh đạo Bộ GD&ĐT có tuyên bố rằng năm 2018 sẽ không còn điểm sàn đại học nữa. Các trường sẽ tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong vấn đề chất lượng của mình.
Năm nay, Bộ vẫn công bố điểm sàn để các trường lấy đó làm căn cứ để xác định điểm chuẩn trúng tuyển vào trường. Qua thực tế, Bộ thấy rằng lãnh đạo của nhiều trường sư phạm chưa nêu cao được ý thức tự chịu trách nhiệm của mình khi chấp nhận điểm chuẩn ở mức thấp như vừa qua.
Cho nên, Bộ mới không tin các trường vì nhận thấy việc để các trường tự chịu trách nhiệm về tuyển sinh nhưng chỉ chạy theo số lượng mà bỏ qua vấn đề chất lượng. Bộ đành phải quy định điểm hộ các trường. Ví dụ, điểm chuẩn Bộ đã 'thả' cho tất cả các trường khác tự chịu trách nhiệm do còn có cơ chế thị trường điều tiết một phần. Nhưng với trường sư phạm thì có đặc thù riêng.
Động thái này dù mang tính chất tình thế nhưng sẽ tạo ra được một mức điểm sàn khác cho ngành sư phạm".
Cũng theo lời vị lãnh đạo Trường Đại học FPT, nhìn bức tranh tổng thể các trường sư phạm năm nay thì vẫn có trường lấy điểm rất cao như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm TP HCM.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2017. Ảnh tư liệu. |
TS Lê Trường Tùng phân tích: "Thật ra, điểm chuẩn cao cũng có thể hiểu rằng do các trường này có số lượng thí sinh đăng ký vào đông so với chỉ tiêu mà mình đang có. Nhà trường họ lấy từ cao xuống thấp và đương nhiên điểm sẽ cao. Xác định điểm chuẩn cao thì ai cũng làm được nếu như số lượng thí sinh đông.
Tương tự, bên các trường khối Quân đội, Công an hay Y dược cũng như vậy. Chỉ cần có nhiều thí sinh nộp hồ sơ đăng ký vào trường đông, đây là một điều kiện quan trọng để các trường họ xây dựng điểm chuẩn trúng tuyển.
Cái khó bây giờ chính là việc các trường có em đăng ký thi vào ít. Liệu các trường có dung hòa được chất lượng và số lượng hay không? Trong khi đó, thực tế cho thấy một số trường không hề có sự dung hòa này mà chấp nhận mức điểm trúng tuyển dưới cả điểm sàn (tức từ 9 - 12,75 điểm) để tuyển sinh năm nay.
Ở một chiều hướng khác, nếu đặt ai đó vào vị trí lãnh đạo của các trường Sư phạm khác (trừ ĐH Sư phạm Hà Nội hay ĐH Sư phạm TP HCM) như ĐH Sư phạm Vinh, ĐH Sư phạm Huế... Liệu các vị có đủ bản lĩnh để đặt điểm chuẩn cao và chấp nhận tuyển thiếu chỉ tiêu hay không? Ví dụ, chỉ tiêu 1.000 thí sinh nhưng trường chỉ tuyển 500 em thôi, còn 500 em còn lại do điểm quá thấp nên không lấy.
Rất đáng tiếc, tình huống này thì lại gần như không hề xảy ra với ngành sư phạm. Các trường đã chọn cách hạ điểm chuẩn trúng tuyển xuống dưới cả mức điểm sàn của Bộ. Điều này có nghĩa là các trường chấp nhận bỏ qua chất lượng đầu vào cũng như chất lượng đào tạo cho tương lai".
Bên cạnh đó, TS Lê Trường Tùng thẳng thắn thừa nhận, Bộ GD&ĐT cũng "cực chẳng đã" mới phải tính tới phương án đưa ra điểm sàn riêng cho ngành sư phạm - việc mà đáng ra thuộc về hiệu trưởng của các trường. Bởi thực tế nếu Bộ "buông" cho các trường tự chủ, tự quyết định điểm chuẩn mà không coi trọng chất lượng đầu vào, chỉ chạy theo số lượng là điều rất đáng lo ngại.
TS Lê Trường Tùng cũng cho rằng, để giải quyết vấn đề việc làm cho đội ngũ sinh viên sư phạm ra trường cần theo cơ chế thị trường. Bện cạnh ấy cũng có một số trường tư nữa, khi ấy Bộ không thể phân công công tác cho giáo viên ở các trường tư được.
Ông Tùng phân tích: "Về câu chuyện kế hoạch hóa ngành sư phạm, đây cũng là một giải pháp tình thế. Cơ cấu kế hoạch hóa là cơ cấu không hiệu quả. Chúng ta cần phải tư duy lại nhiều biện pháp ăn cơ hơn như vấn đề việc làm cho sinh viên ra trường.
Ví dụ như ở Ấn Độ, họ có Trường Đại học Sư phạm nhưng chỉ đào tạo về sư phạm thôi. Còn ở nước ta, các trường sư phạm còn chia ra làm các chuyên ngành như: Sư phạm Toán, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học... chứ không có sư phạm chung chung.
Ở Hà Nội, ngoài Trường ĐH Sư phạm Hà Nội còn có Đại học Giáo dục (ĐHQG Hà Nội), trong đó cũng đào tạo các chuyên ngành Sư phạm Toán, Vật lý, Hóa hoc... Song song với đó là đào tạo cử nhân Toán, cử nhân Vật lý, cử nhân Hóa học... Đây rõ ràng có một sự chồng chéo nhau".
"Bài học ở Ấn Độ là, họ đào tạo về các kỹ năng giảng dạy, tâm lý và phương thức đào tạo chung về sư phạm cho các sinh viên. Còn chuyên môn là những lĩnh vực khác.
Nếu thí sinh muốn làm giáo viên Toán thì đầu tiên phải có bằng cử nhân Toán trước đã. Sau đó, chương trình đào tạo sư phạm là chương trình đào tạo sau đại học. Đầu vào là các sinh viên đã có bằng cử nhân rồi. Sau khoảng 2 năm hoàn thành khóa học, nhà trường họ sẽ cấp thêm một bằng cử nhân sư phạm (tức khác với bằng cử nhân Toán trước đó đã có) cho người học.
Và như vậy, những người làm giảng viên ở Ấn Độ đương nhiên sẽ có hai bằng: Bằng sư phạm chuyên môn và bằng sư phạm. Khi đó, cơ hội việc làm cho sinh viên sẽ cao hơn. Nếu không đi làm giảng viên thì có thể đi làm các công việc liên quan chuyên ngành của mình ở những cơ quan khác ngoài nhà trường như ở các Phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu...
Bằng sư phạm là đào tạo những người đã có chuyên môn và tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm nào đó ở các lĩnh vực. Khi đó, cơ cấu quản lý ngành cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều", TS Lê Trường Tùng thông tin thêm.
Xác định điểm sàn riêng không phải là 'cây đũa thần' cho ngành Sư phạm Có ý kiến cho rằng, việc xác định điểm sàn riêng vẫn chỉ là 1 trong số rất nhiều các giải pháp chứ không phải ... |