Điện mặt trời còn gặp nhiều khó khăn

"Nguy cơ thiếu điện, các nguồn nước không đảm bảo đủ cho thủy điện, nhiệt điện gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do đó cần tập trung điện gió, điện mặt trời. Tuy nhiên còn có nhiều vướng mắc cần giải quyết", ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết.

Vào buổi Họp báo Chính Phủ tháng 5, ông Đỗ Thắng Hải cho biết: "Chúng ta làm ra điện nhưng nếu muốn đấu nối cần đầu tư kinh tế và cần kĩ thuật". 

Từ tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích điện mặt trời. Quyết định này đã thực sự tạo ra lực đẩy trong đầu tư điện mặt trời với mức giá điện rất hấp dẫn, lên tới 9,35 Uscent/kWh và kéo dài tới 20 năm. 

Tính đến đầu 2017, số dự án điện mặt trời vẫn còn khá ít nhưng chỉ đến tháng 9/2018 đã có 121 dự án đã phê duyệt bổ sung qui hoạch với tổng công suất là trên 9.200 MW. Còn 211 dự án chưa phê duyệt bổ sung vào qui hoạch với tổng công suất là 16.800 MW. Như vậy, tổng số dự án đang xếp hàng để triển khai là 332 dự án với tổng công suất lên đến hơn 26.000 MW.

Ông Võ Quang Lâm- Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết: "Trong tháng 6/2019 sẽ có khoảng 49 dự án với 26.000 MW.Thực hiện qui định về đấu nối điện quốc gia vào ngày 3/2019 EVN đã họp và kí các hợp đồng với các nhà đầu tư để thành lập các website giúp các nhà đầu tư có thể theo dõi và rút ngăn thời gian nộp hồ sơ xuống còn 45 ngày (so với qui định là 90 ngày). Khai báo đấu nối từ 2-10 ngày, rút ngắn thời gian so với Bộ Công Thương và được khai báo online chứ không cần gặp qua ai".

Điện mặt trời còn gặp nhiều khó khăn - Ảnh 1.

Ông Võ Quang Lâm. (Ảnh: Zing.vn).

"Tuy nhiên việc giải tỏa công suất liên quan đến đất rừng, đất canh tác do đó kéo dài thời gian hơn nên cần xin ý kiến Chính Phủ nhưng vẫn sẽ đảm bảo đúng tiến độ giải tỏa mặt bằng". Ông chia sẻ thêm.

EVN đề nghị bổ sung qui hoạch làm thêm đường dây, nhưng liên quan đến thủ tục, giải phóng mặt bằng nên không thể làm nhanh để kịp tải điện từ các nhà máy điện mặt trời. Lãnh đạo EVN cũng cho hay, nếu không mua điện mặt trời thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu điện. Còn nếu hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư rồi mà không tải hết được sẽ có thể sinh ra mâu thuẫn giữa nhà đầu tư và EVN. 

Cần xây dựng đường dây, trạm truyền tải 220kV, có những vùng hàng nghìn MW, phải xây trạm 500kV nên việc tính toán phát triển, điều chỉnh quy hoạch để lưới điện có thể kết nối với các nguồn lớn này không hề đơn giản, cần có thời gian.

Điện mặt trời còn gặp nhiều khó khăn - Ảnh 2.

Sản xuất, lắp ráp tấm quang điện mặt trời tại Công ty TNHH chế tạo Canadian Solar Việt Nam tại khu công nghiệp VSIP Hải Phòng. (Ảnh: TTXVN).

Bên cạnh đó, tấm pin mặt trời, rác thải từ các nhà máy năng lượng mặt trời sẽ xử thế nào hiện cũng chưa có nghiên cứu cụ thể. Cần xem xét các chi phí đó liệu có phải tính vào giá điện và trách nhiệm của nhà đầu tư với việc xử hay không. Cùng đó, việc tháo dỡ, xử sau dự án thì tích lũy từ đâu hiện vẫn chưa có được những phân tích, đánh giá cụ thể.

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.