Điều chỉnh qui hoạch và tăng cường công tác thanh tra, việc quản lí, sử dụng đất đai tại 5 tỉnh

Bên cạnh việc điều chỉnh qui hoạch, theo Nghị quyết mới được Chính phủ ban hành, các tỉnh Quảng Nam, Cà Mau, Bến Tre, Đà Nẵng, Hải Dương cũng được yêu cầu phải tăng cường công tác thanh tra, việc quản lí, sử dụng đất đai.

Theo thông tin từ Văn phòng Chính phủ, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì cuối (2016 - 2020) tại 5 tỉnh gồm: Quảng Nam, Cà Mau, Bến Tre, Đà Nẵng, Hải Dương.

21-rswz-1429023470305

Ảnh minh hoạ: VTV.

Tỉnh Cà Mau, đến năm 2020 có 458.683 ha đất nông nghiệp, chiếm 87,85% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp là 58.853 ha, chiếm 11,27%; đất khu kinh tế 10.802 ha; đất đô thị 37.715 ha.

Còn tỉnh Bến Tre, đến năm 2020 có 175.562 ha đất nông nghiệp, chiếm 73,31% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 63.558 ha, chiếm 26,54%; đất đô thị 18.571 ha.

Tại tỉnh Quảng Nam, theo qui hoạch đến năm 2020, tỉnh này có 940.453 ha đất nông nghiệp, chiếm 88,93% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 106.915 ha, chiếm 10,11%; đất khu kinh tế 58.100 ha; đất đô thị 88.615 ha.

Tại TP Đà Nẵng, đến năm 2020, Đà Nẵng có 67.507 ha đất nông nghiệp, chiếm 52,54% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp là 60.420 ha, chiếm 47,02%; đất khu công nghệ cao 1.130 ha; đất đô thị 25.059 ha.

Đối với tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tỉnh này có 94.418 ha đất nông nghiệp, chiếm 56,6% diện tích đất toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp 72.361 ha, chiếm 43,38%; đất đô thị 28.438 ha.

Tại nghị quyết này, Chính phủ yêu cầu UBND 5 tỉnh điều chỉnh Hồ sơ qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kì cuối (2016 - 2020) của địa phương (gồm bản đồ, bảng biểu, số liệu và báo cáo thuyết minh tổng hợp) theo chỉ tiêu các loại đất đã được Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu UBND 5 tỉnh này tổ chức thực hiện điều chỉnh qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất cuối (2016 - 2020), trong đó rà soát điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho thống nhất với điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất kì cuối của địa phương.

Theo yêu cầu của Chính phủ, việc tổ chức thực hiện điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh phải thống nhất, chặt chẽ, đáp ứng quĩ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường trên địa bàn địa phương.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu quản , sử dụng đất theo đúng qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng đất để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách.

Các tỉnh cũng được yêu cầu đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất; khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và đã cho thuê.

Đồng thời 5 tỉnh này cũng được yêu cầu tổ chức quản , giám sát chặt chẽ quĩ đất được qui hoạch phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả quĩ đất, khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu sử dụng đất giữa đất ở với đất xây dựng cơ sở hạ tầng thuật, hạ tầng xã hội và các yêu cầu về bảo vệ môi trường...

Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản , sử dụng đất đai ngăn chặn và xử kịp thời các vi phạm trong thực hiện qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Chính phủ yêu cầu 5 tỉnh trên kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với các trường hợp không có trong qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra, xử các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng, sử dụng sai mục đích theo qui định của pháp luật đất đai.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.