Điều kiện, nội dung thi hăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên

Điều kiện, nội dung và hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập vừa được quy định tại thông tư số 3847/BGDĐT-NGCBQLGD ban hành ngày 22/08.

Thông tư có 4 chương và 16 điều, quy định các vấn đề liên quan đến thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập từ giảng viên (hạng III) lên giảng viên chính (hạng II) và từ giảng viên chính (hạng II) lên giảng viên cao cấp (hạng I).

Đối tượng và điều kiện dự thi được quy định rõ ràng

Đối tượng áp dụng dành cho viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan. Đồng thời, đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập thì được áp dụng quy định tại Thông tư này để tham gia dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Thông tư cũng quy định viên chức được cử đi dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên khi có đủ các điều kiện: Cơ sở giáo dục đại học công lập có nhu cầu và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi. Đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III) đối với viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), đang giữ chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) đối với viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).

Viên chức phải được thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học đánh giá có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi, không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, viên chức được cử đi dự thi phải có đủ tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

dieu kien noi dung thi hang hang chuc danh nghe nghiep giang vien
Đối tượng và điều kiện dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được quy định rõ ràng (Ảnh Internet)

Nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên

Giảng viên (hạng III) thi thăng hạng lên giảng viên chính (hạng II) sẽ trải qua bài thi kiến thức chung với nội dung về: Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Xu hướng quốc tế, chiến lược, chính sách phát triển giáo dục đại học của Việt Nam. Các chính sách và quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Vấn đề đổi mới quản lý giáo dục đại học và quản trị nhà trường. Quan điểm, định hướng chiến lược phát triển các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo của nhà trường. Pháp luật về viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

Đối với bài thi kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ, viên chức dự thi trình bày báo cáo tổng quan về kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học của viên chức từ khi được bổ nhiệm vào chức danh đang giữ cho đến thời điểm đăng ký dự thi thăng hạng, trao đổi các vấn đề về chuyên môn thuộc lĩnh vực đảm nhiệm.

Ở bài thi ngoại ngữ, nội dung thi bao gồm các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ bậc 3 (B1) theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II), do viên chức đăng ký một trong các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc. Trường hợp là giảng viên chuyên ngành ngôn ngữ nước ngoài thì phải thi ngoại ngữ thứ hai ở trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

Đối với bài thi tin học, viên chức sẽ thi kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II).

dieu kien noi dung thi hang hang chuc danh nghe nghiep giang vien
Nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên được nêu rất chi tiết (Ảnh Internet)

Giảng viên chính (hạng II) thi thăng hạng lên giảng viên cao cấp (hạng I) sẽ trải qua bài thi kiến thức chung và bài thi kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ với nội dung giống với giảng viên (hạng III) thi thăng hạng lên giảng viên chính (hạng II), riêng phần pháp luật về viên chức phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).

Ở phần bài thi ngoại ngữ, viên chức sẽ thể hiện các kỹ năng đọc hiểu, viết, nghe và nghe nói (hội thoại) ở trình độ bậc 4 (B2) theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I), do viên chức đăng ký một trong các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc. Trường hợp là giảng viên chuyên ngành ngôn ngữ nước ngoài thì phải thi ngoại ngữ thứ hai ở trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).

Cuối cùng, trong bài thi tin học, nội dung sẽ tập trung vào kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I).

chọn
Hiện trạng khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch
Khu liên hợp thể dục thể thao Rạch Chiếc được quy hoạch từ năm 1994, có vị trí tại phường An Phú, TP Thủ Đức. Cùng xem hiện trạng dự án này sau 30 năm quy hoạch.