![]() |
Việt Nam kêu gọi giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông |
![]() |
Trump chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông trên Twitter |
![]() |
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Decatur hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Reuters |
"Chúng tôi sẽ không cho phép vùng biển chung bị bất kỳ hành động đơn phương nào kiểm soát, cho dù họ xây bao nhiêu cơ sở nhân tạo trên Biển Đông. Chúng tôi sẽ hợp tác khi cần nhưng cũng sẵn sàng đối đầu khi buộc phải làm vậy", Reuters dẫn lời ông Harris phát biểu tại Sydney, Australia, ngày 14/12.
Trong bài phát biểu, ông cho biết Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague vào đầu năm nay, nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hành động ngang ngược.
Mỹ ước tính trong 3 năm qua, Bắc Kinh đã bồi đắp hơn 1.300 ha đất trên 7 đảo nhân tạo xây trái phép ở Biển Đông. Trung Quốc còn xây dựng nhiều công trình khác như đường băng, bến cảng, nhà chứa máy bay và trạm liên lạc.
Để đáp trả, Mỹ đã tiến hành các hoạt động tuần tra khẳng định quyền tự do hàng hải trên Biển Đông. Phía Bắc Kinh phản đối các hoạt động này, thậm chí một quan chức cấp cao hồi tháng 7 còn cảnh báo động thái của Washington có thể gây ra "thảm họa".
Đô đốc Harris đồng thời khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra và kêu gọi Australia tiến hành tuần tra trên Biển Đông.
"Cuộc chiến đầu tiên của Mỹ sau độc lập là đảm bảo tự do hàng hải. Đây là nguyên tắc lâu dài và là một trong những lý do lực lượng của chúng tôi luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu", ông nói.
Phát biểu của Đô đốc Harris có thể khiến quan hệ hai nước thêm căng thẳng, sau phản ứng không hài lòng của Trung Quốc trước việc Tổng thống đắc cử Donald Trump điện đàm với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền ở hầu hết diện tích Biển Đông bằng yêu sách "đường lưỡi bò", bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam, Trung Quốc là các quốc gia có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở tuyến hàng hải huyết mạch bậc nhất thế giới này.