Doanh nghiệp Ấn Độ muốn đa dạng hàng hóa giao thương với Việt Nam

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Riva Ganguly Das hai bên có thể thiết lập quan hệ đối tác mới trong các lĩnh vực như nông-hải sản, dệt may, da và giày dép, máy móc thiết bị điện để đa dạng hóa giỏ hàng hóa.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ  (Bộ Công Thương) chi biết Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Phòng Thương mại Ấn Độ (ICC) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – chi nhánh TP HCM, Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam (IPCS) tổ chức hội nghị trực tuyến “Diễn đàn Kinh doanh Ấn Độ - Việt Nam” vào ngày 20/10 vừa qua.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu cho biết  trong những tháng gần đây thương mại song phương đã phát triển mạnh trở lại, đạt mức tương đương trước khi có đại dịch COVID-119, theo một số tổ chức ngân hàng quốc tế, thương mại Việt Nam - Ấn Độ có thể tăng thêm 1,1 tỉ USD mỗi năm và sẽ đạt 15 tỉ USD trong thời gian tới.

Bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ khẳng định Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Ấn Độ và Việt Nam trải dài trên một phạm vi hợp tác rộng lớn từ quan hệ ngoại giao, chính trị, quốc phòng an ninh đến hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng, văn hóa và giao lưu nhân dân.

Việt Nam một là trụ cột chính trong “Chính sách Hành động Hướng Đông” của Ấn Độ và là một đối tác quan trọng trong “Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” vốn dựa trên các giá trị và lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Doanh nghiệp Ấn Độ muốn đa dạng hóa giỏ hàng hóa giao thương với Việt Nam - Ảnh 1.

Bà Riva Ganguly Das, Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ. (Ảnh: Bộ Công Thương).

Theo bà Thứ trưởng, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng từ mức khiêm tốn chỉ 200 triệu USD vào năm 2000 lên 12,34 tỉ USD trong tài khóa 2019-2020. Đối với Ấn Độ, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 18 của Ấn Độ và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Indonesia và Malaysia. 

Trong khi đó, Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam. Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng như thịt trâu, thủy sản, ngô, thép, dược phẩm, bông, máy móc trong khi hàng nhập khẩu từ Việt Nam điện thoại di động, máy móc thiết bị điện, máy tính, phần cứng điện tử, cao su thiên nhiên, hóa chất, cà phê...

Thứ trưởng Riva Ganguly Das khẳng định hai nước có tiềm năng lớn hợp tác trong các lĩnh vực khách sạn, y tế, dược phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, dịch vụ, công nghệ thông tin, khai khoáng, nông nghiệp... 

Hai bên có thể thiết lập quan hệ đối tác mới trong các lĩnh vực như nông-hải sản, dệt may, da và giày dép, máy móc thiết bị điện để đa dạng hóa giỏ hàng hóa.

Hội nghị được chia làm 4 phiên, trong đó có các phiên về về cơ hội cho nhà đầu tư Ấn Độ tại Việt Nam và cơ hội cho nhà đầu đầu tư Việt Nam tại Ấn Độ, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam và Ấn Độ, phiên chuyên ngành sắt thép, dược phẩm, công nghiệp phụ trợ, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp …

Hội nghị kết nối trực tuyến là dịp tốt để các doanh nghiệp hai nước kết nối, tìm hiểu về cơ chế, chính sách - pháp luật và cơ hội đầu tư, tiềm năng thị trường của mỗi nước, thăm dò triển vọng mở rộng hoạt động, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song phương, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có tác động không nhỏ đến các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Ấn Độ.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.