Doanh nghiệp ngoại có ưu thế lớn trong thị phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỉ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp nội địa (chiếm 68%).

Mới đây, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố bảng xếp hạng top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2020.

Theo đó, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 265 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 85 nhà máy thuộc doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tỉ lệ 32%), 180 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 68%). 

Doanh nghiệp ngoại chiếm 1/3 thị phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam - Ảnh 1.

Top 10 Công ty Thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2020, tháng 12/2020 (Nguồn: Vietnam Report)

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước đang yếu thế về năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp nước ngoài. 

Cụ thể, các doanh nghiệp nước ngoài chiếm 65% thị phần, 35% thị phần còn lại do doanh nghiệp trong nước nắm giữ. 

Số thị phần này cũng đang có nguy cơ sụt giảm trước sự mở rộng về quy mô, số lượng doanh nghiệp cũng như sản lượng của doanh nghiệp ngoại do tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam. 

Không chỉ vượt trội về thị phần, mà hầu hết doanh nghiệp nước ngoài có chiến lược kinh doanh bài bản với chuỗi sản xuất kinh doanh khép kín. Các doanh nghiệp trong nước cần phải nhanh chóng thay đổi chiến lược trong sản xuất và kinh doanh để giành lại thị phần từ các doanh nghiệp nước ngoài. 

Năm 2019 là một năm gặp nhiều khó khăn với ngành chăn nuôi thế giới, trong đó có Việt Nam do ảnh hưởng của dịch tả heo châu Phi. Điều này dẫn đến sự thu hẹp của ngành thức ăn chăn nuôi vào năm 2019. 

Sản lượng sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu đạt giảm khoảng 1% so với năm 2018 trong khi tồn kho tăng mạnh 60,5%. Trong năm 2019, Việt Nam đã chi hơn 3,7 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, giảm 5,1% so với năm 2018.

Các doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi trong nước bị ảnh hưởng nặng, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ lẻ, nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa hoặc giảm mạnh công suất hoạt động. 

Các tập đoàn lớn, trong đó có doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài cũng gặp khó khăn không nhỏ nhưng họ vẫn chống cự được vì có nguồn vốn lớn, lại xây dựng được chuỗi liên kết từ khâu đầu của quy trình sản xuất đến tận bàn ăn người tiêu dùng.

Cơn bão dịch tả heo châu Phi cơ bản đã được kiểm soát, nhưng đến nay vẫn còn tác động dư âm đến ngành chăn nuôi. 

Thêm vào đó, đại dịch Covid-19 xuất hiện từ đầu năm và đang diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó các nhà cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nga… đã gây ảnh hưởng đến sản xuất và thương mại, làm lộ rõ ra những bất cập của ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam trong cung ứng nguyên liệu.

Mặc dù, Việt Nam là một quốc gia vốn được xem là có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tuy nhiên nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng nông nghiệp. 

Trong khi đó, thức ăn chăn nuôi lại chiếm hơn 70% chi phí sản xuất của ngành chăn nuôi, nên khi giá nguyên liệu chế biến vừa tăng, giá thức ăn chăn nuôi lập tức sẽ tăng theo. 

Điều này dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn cao hơn mặt bằng chung của thế giới và sản phẩm chăn nuôi nội địa cũng khó cạnh tranh về giá so với hàng nhập. 

Các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về nguồn vốn nên thường dự trữ sản lượng lớn nguồn nguyên liệu trong chế biến, nhờ vậy mà kiểm soát giá nguyên liệu tốt hơn và thị trường thức ăn chăn nuôi có dấu hiệu bị chi phối bởi một số công ty lớn.

chọn
Cận cảnh lô đất vàng quy hoạch cho Vietcombank ở khu đô thị mới Cầu Giấy
Ngân hàng Vietcombank sở hữu mảnh đất khoảng 5.054 m2 để xây dựng tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng làm việc ở khu đô thị mới Cầu Giấy.