Biến động trái chiều trên thị trường thức ăn chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết thị trường thức ăn chăn nuôi thế giới biến động trái chiều, trong đó giá đậu tương tăng 1% nhưng giá ngô giảm gần 1%. Giá ngô Mỹ có tuần giảm đầu tiên trong hơn 1 tháng sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết sản lượng ngô Bắc Mỹ cao hơn số liệu ước tính.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá đậu tương kì hạn trên sàn Chicago tăng 1% trong tuần, tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Giá đậu tương có thời điểm đạt 9,34 USD/bushel, cao nhất kể từ ngày 12/7/2019. 

Nguyên nhân giá đậu tương tăng tại Mỹ và Nam Mỹ do Trung Quốc tăng nhập khẩu đậu tương Mỹ, sau khi những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã hạ nhiệt và đạt được một số thỏa thuận thương mại, trong đó là Trung Quốc sẽ tăng mua nông sản của Mỹ. 

Dự báo, giá đậu tương thế giới trong tháng tới tiếp tục tăng do Trung Quốc bắt đầu tăng cường nhập khẩu đậu tương từ Mỹ.

Đối với thị trường trong nước, tổng đàn lợn cả nước hiện có khoảng gần 25 triệu con, như vậy ngành chăn nuôi hoàn toàn có thể chủ động con giống cho tái đàn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. 

Bên cạnh đó, nhờ chuyển đổi, gia tăng sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn, thủy sản, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng, như thịt trâu đạt 70.500 tấn, tăng 3,1%; thịt bò đạt 264.900 tấn, tăng 4,2%; thịt gia cầm đạt 931.400 tấn, tăng 13,5%; trứng đạt 9,2 tỉ quả, tăng 10%, sữa tăng 9,3%,... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước về thực phẩm. 

Trước tình hình tăng sản phẩm chăn nuôi tăng, nhu cầu thức ăn chăn nuôi trong nước có xu hướng tăng. 

Tuy nhiên, do nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức thấp nên một số nguyên liệu như ngô bột, ngô hạt sấy trong tháng tại Bình Phước giảm xuống mức giá là 6.800 đồng/kg và 6.400 đồng/kg từ mức giá tháng trước là 7.200đồng/kg và 6.800 đồng/kg.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học và Thống kê, ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 10/2019 ước đạt 372 triệu USD, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2019 lên 3,2 tỉ USD, giảm 0,7% so với cùng năm 2018. 

Achentina,  Mỹ và Brazil là 3 thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 40,5%, 16% và 5,8%. 

Trong đó, thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng năm 2018 là Hungari (gấp 3,68 lần). Ngược lại, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Brazil giảm mạnh nhất, với mức giảm là 57,8%. 

Nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu là nhóm hàng thuộc nhóm sản phẩm có cán cân thương mại ở trạng thái thâm hụt, có mức chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và giá trị xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2019 đạt gần 2,31 tỉ USD, giảm 1,6% so với thâm hụt thương mại cùng năm 2018.

chọn
Dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng có thể tìm đến đất nền
Theo các chuyên gia VARS, dòng tiền đáo hạn tại ngân hàng bắt đầu tìm các kênh đầu tư đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn, trong đó có bất động sản, đặc biệt là sản phẩm đất nền giá không quá cao, tiềm năng sinh lời lớn.