Độc đáo tập tục 'ngủ thăm' của đồng bào dân tộc Thái

Trong văn hóa của một số dân tộc, các đôi nam nữ ở độ tuổi trưởng thành, đồng bào dân tộc Thái lại có tập tục “ngủ thăm” để mở màn cho việc gắn kết hôn nhân.
doc dao tap tuc ngu tham cua dong bao dan toc thai Đánh đổi tương lai, cô gái dân tộc Thái vượt qua đớn đau để trở về giới tính thực của mình

10 ngày bên gái, 20 ngày bên trai

doc dao tap tuc ngu tham cua dong bao dan toc thai
Ông Tâm và bà An kể về tục “ngủ thăm” của hai vợ chồng.

Để hiểu rõ hơn về tập tục “ngủ thăm”, chúng tôi tìm đến buôn Thái (xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk), nơi mà tập tục này được kéo dài qua nhiều thế hệ.

Được biết năm 1994, khi già Lô Quốc Hợi (SN 1952) sinh sống và nhận thấy vùng Tây Nguyên phù hợp để phát triển kinh tế nên đã kéo người dân ở vùng đất Tương Dương, tỉnh Nghệ An vào định cư. Năm 1995 buôn Thái hình thành chỉ với 30 hộ, nay đã lên đến 191 hộ, 742 khẩu, trong đó người Thái chiếm hơn 90% người dân trong buôn. Người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán như múa xòe, múa sạp..., đặc biệt là tục “ngủ thăm”.

Trao đổi về tập tục “ngủ thăm”, ông Lô Văn Dậu, trưởng buôn Thái (xã Ea Kuêh) cho biết, ngày nay trong buôn vẫn còn tập tục này. Người già đến ngủ thăm để trò chuyện, tâm sự với nhau nhằm nâng cao tình cảm. Bên cạnh đó, các đôi nam nữ yêu nhau sau khi được gia đình hai bên cho phép qua lại sẽ đến nhà nhau “ngủ thăm”.

Cũng theo ông Dậu, sau khi người con trai và người con gái có tình cảm với nhau sẽ tiến hành “cưới nhỏ”, sau đó hai bên sẽ thực hiện tục “10 ngày bên nhà gái, 20 ngày bên nhà trai”.

Theo đó, 10 ngày đầu tiên cô gái sang nhà chàng trai để ngủ lại và làm quen với họ hàng nhà trai. 20 ngày tiếp theo chàng trai sẽ sang nhà gái “ngủ thăm” để tìm hiểu thêm người con gái và phụ giúp mọi việc bên gia đình nhà gái. Qúa trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần, cho đến khi hai bên chính thức tổ chức đám cưới, khi đó cô gái sẽ về ở luôn nhà chồng.

Để được qua ngủ thăm ở bên nhà gái, người con trai phải được gia đình nhà gái chấp thuận, nếu như nhà gái chê người con trai thì sẽ khuyên bảo con gái mình không được cưới. Nếu cô gái vẫn nhất quyết một mực đòi cưới, thì gia đình nhà gái vẫn phải miễn cưỡng chấp nhận.

“Ngủ thăm”...ngủ thật!

doc dao tap tuc ngu tham cua dong bao dan toc thai
Qua thời gian, buôn Thái đã đổi thay biến tập tục “ngủ thăm” đến “ngủ thật”

Được biết, từ lúc đôi trai gái quen biết nhau, người đưa đường chỉ lối và thông tin cho hai bên gia đình là ông mai, bà mối. Từ đó, ngày nhà trai qua “cưới nhỏ” hay làm lễ cúng bái để “ngủ thăm” đều phải thông qua ông mai, bà mối. Đến lúc cặp trai gái xảy ra “trục trặc” cũng là hai người này ở giữa hàn gắn, giáo dục.

Trai gái đến tuổi trưởng thành có quyền chọn người chung chăn gối cả đời. Lúc hai bên đã ưng thuận, nhà trai mang sính lễ gồm: Hai con gà trống tơ, một con trắng, một con đỏ và năm chai rượu. Sau khi chấp nhận lễ vật của nhà trai, hai bên chọn ngày lành để chàng trai qua ở rễ. Nếu nhà gái “ưng cái bụng” thì hai bên làm lễ cưới xin. Để nhận diện người phụ nữ có gia đình hay chưa đều thông qua búi tóc trên đỉnh đầu, ai có búi tóc cao thì chứng tỏ đã có chồng.

Ông Lương Hồng Tâm (SN 1948) và bà Lương Thị An (SN 1949), vào Đắk Lắk sinh sống từ năm 1994, tâm sự. “Trước khi cưới, hai vợ chồng tôi cũng thực hiện tục “ngủ thăm”. Nhưng trước đây theo tục lệ thì không cho phép nam nữ ngủ chung, hai người chỉ qua nhà nhau ngủ thăm với bố mẹ, họ hàng gia đình. Còn bây giờ, tục “ngủ thăm” đã bị thoái hóa, hai bên nam nữ vẫn ngủ chung từ 2-3 ngày hoặc một tuần tùy thuộc họ và gia đình”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng có một vài trường hợp sau khi đôi nam nữ “ngủ thăm” với nhau thì cảm thấy không hợp nên chia tay. Sau đó, người con trai tiếp tục đi tìm hiểu và tiến hành “ngủ thăm” với một cô gái khác. Bên cạnh đó, cũng có cặp sau khi “ngủ thăm”, người con gái mang thai nhưng vẫn “đường ai nấy đi”.

“Sau khi ngủ thăm không thành công, hai người chia tay thì giá trị của người con gái bị hạ xuống. Người con gái đó sẽ mặc cảm và khó tìm được người “ngủ thăm”, người chồng tiếp theo”, ông Dậu cho biết thêm.

“Ngủ thăm” là một trong những tập tục văn hóa có từ lâu đời của các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Thái. Nhưng hiện nay, tập tục này bị lạm dụng và “biến tướng” nghiêm trọng, khi các đôi nam nữ lợi dụng “ngủ thăm” để “ngủ thật”.

chọn