Độc đáo tục tặng hoa cho... người chết của dân tộc tày

Khi trong gia đình của người Tày có người mất, những người con, cháu trong gia đình sẽ làm cây hoa báo hiếu để tưởng nhớ và thể hiện tình cảm với người đã khuất.
 
doc dao tuc tang hoa cho nguoi chet cua dan toc tay
Cây hoa báo hiếu được làm công phu với nhiều màu sắc sặc sỡ để gửi lời cám ơn đến các bậc sinh thành. Ảnh: Trang Anh.

Cách trung tâm huyện Cư M’gar hơn 20km, xã Cư M’gar (huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk) là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Tày sinh sống.

Người Tày ở đây chủ yếu di cư từ Cao Bằng vào vùng đất đầy nắng và gió Tây Nguyên sinh sống từ những năm 1990. Mặc dù xa quê hương từ rất lâu, nhưng người dân vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa như: lễ hội Lồng Tồng, lễ báo hiếu...

Ông Lý Văn Mào (SN 1951, thôn 5, xã Cư M’gar) là một già làng ở đây cho biết, cây hoa báo hiếu chỉ xuất hiện trong dịp lễ báo hiếu, ngày gia đình có người mất.

“Cây hoa báo hiếu được người Tày rất coi trọng và mang một ý nghĩa tâm linh to lớn. Cây hoa thể hiện lòng hiếu thảo của các con đối với cha mẹ mình khi họ mất đi”, ông Mào nói.

Theo ông Mào, cây hoa báo hiếu chủ yếu được người con gái trong gia đình làm để tặng cho người đã khuất. Bởi theo quan niệm của người Tày, con gái được bố mẹ sinh ra và nuôi dưỡng đến khi trưởng thành và lập gia đình.

Khoảng thời gian đó, người con gái chủ yếu báo hiếu bố bên mẹ chồng. Còn bố mẹ ruột được con trai chăm sóc và phụng dưỡng nhiều hơn. Chính vì vậy, người con gái đã đi lấy chồng cần phải đền đáp lại công ơn sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ bằng những cây hoa báo hiếu lớn, đầy màu sắc.

doc dao tuc tang hoa cho nguoi chet cua dan toc tay
Người con trai trong gia đình cũng có thể làm hoa, nhưng không cần cầu kì như con gái, mỗi tầng hoa cũng chỉ làm chín dây. Ngoài lễ vật bắt buộc, con gái còn chuẩn bị mâm cúng gồm: heo quay, bánh gạo nếp (Sì Pẻn) để cúng. Ảnh: Trang Anh.

Cây hoa báo hiếu trong đám tang của người Tày thường phân theo tầng lớp con cái, cháu chắt, anh em họ hàng nội, ngoại...Tùy theo cấp bậc, vai vế trong gia đình mà cây hoa sẽ có hình dáng to nhỏ, số vòng, dây hoa khác nhau.

Cây hoa của chị cả được làm cao, to hơn của các em, số dây trên mỗi tầng phải lớn hơn 13. Người con trai trong gia đình cũng có thể làm hoa, nhưng không cần cầu kì như con gái, mỗi tầng hoa cũng chỉ làm chín dây. Ngoài lễ vật bắt buộc, con gái còn chuẩn bị mâm cúng gồm: heo quay, bánh gạo nếp (Sì Pẻn) để cúng.

Mới nhìn, tưởng chừng như cây hoa báo hiếu rất dễ làm, nhưng nó lại vô cùng công phu, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ. Cây hoa được làm từ các nguyên liệu trong tự nhiên như tre, chuối non, nứa tép, giấy màu thủ công.

Mỗi cây gồm ba tầng, tượng trưng cho cuộc đời của con người: Sinh ra, lớn lên và chết đi. Cây hoa được làm nên với nhiều màu sắc sặc sỡ, tái hiện tình cảm của con cháu chất chứa trong đó. Cây càng đẹp, càng công phu thì chứng tỏ tình cảm của người sống giành cho người đã mất rất dạt dào.

doc dao tuc tang hoa cho nguoi chet cua dan toc tay Cô gái dân tộc Tày đăng quang “Người đẹp xứ Tuyên 2016”

Một cây hoa báo hiếu nếu làm nhanh từ hai đến ba ngày là hoàn thành, nhưng phải dưới sự góp sức của ba đến bốn người.

“Bố tôi cũng mới mất gần đây nên bản thân cũng làm một cây hoa báo hiếu gửi đến bố. Nhưng do cây hoa có nhiều chi tiết khó nên tôi phải nhờ thêm sự giúp đỡ của các mẹ, các cô đi trước để có được một cây hoa chỉnh chu nhất.

Bố là người có công chăm sóc và dạy dỗ tôi từ ngày còn bé nên tôi muốn tặng bố một cây hoa thật đẹp để tỏ lòng biết ơn sâu sắc”, chị Đàm Thị Hoa (SN 1991, xã Cư M’gar) chia sẻ.

Cây hoa báo hiếu đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, ý nghĩa trong cuộc sống tâm linh của người Tày. Người Tày quan niệm, cây hoa còn là tín vật linh thiêng và quan trọng để đưa người mất qua thế giới bên kia.

Anh Y Thôn Niê, cán bộ văn hóa xã Cư M’gar cho biết, mặc dù đã vào vùng đất Đắk Lắk sinh sống nhiều năm, nhưng người dân tộc Tày vẫn giữ được nhiều phong tục tập quán độc đáo như lễ báo hiếu.

“Đây là một tập tục văn hóa đặc sắc, mang đậm ý nghĩa tâm linh của người Tày. Nhân dịp này, gia đình bày tỏ được tình cảm, sự quý trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với những người sinh thành”, ông Y Thôn chia sẻ.

doc dao tuc tang hoa cho nguoi chet cua dan toc tay Độc đáo tục cúng giỗ cho người sống của dân tộc Nùng

Tục cúng và làm giỗ tưởng chừng như chỉ dành cho những người đã khuất, nhưng với người Nùng, họ lại thực hiện tục “cúng ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.