Đóng đầu năm hơn 8 triệu, phụ huynh choáng váng

Bức xúc, bực bội vì các khoản đóng góp xã hội hoá vô lý nhưng nhiều phụ huynh vẫn nuốt giận nộp tiền vì không muốn con mình bị đánh giá.

Mỗi năm lại sắm mới điều hoà?

Chị T.T.P có con học tại một trường THCS trên địa bàn phường Mỹ Đình 2 (Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội) choáng váng sau khi đóng hơn 8 triệu đồng các khoản phí đầu năm cho con.

Chị P cung cấp danh sách các khoản phải thu bao gồm: Học phí 720.000 đồng (9 tháng); học buổi 2:1.425.000 đồng; Nước uống 180.000 đồng; tin học 95.000 đồng; Sổ liên lạc điện tử 285.000 đồng; bảo hiểm thân thể 100.000 đồng; Quỹ đoàn đội 18.000 đồng; Quỹ phụ huynh trường 150.000 đồng; tiếng Anh liên kết 1.440.000 đồng; tiền mua báo 100.000 đồng; tiền điện 180.000 đồng; tiền học nghề 40.000 đồng. Ngoài ra còn tiền bảo hiểm y tế gần 500.000 đồng; chăm sóc bán trú 150.000 đồng/ tháng; hỗ trợ điện bán trú 10.000 đồng/ tháng; cộng thêm tiền bán trú 650.000/tháng (25.000 đồng/ngày).

tin nhap 20160916134420

Danh sách các khoản phí đầu năm do chị P. cung cấp.

Chưa hết, khoản xã hội hóa theo hình thức tự nguyện mà chị P phải đóng cũng lên đến gần 1.200.000 đồng. Cô giáo liệt kê các trang thiết bị cần sắm cho phòng học gồm: điều hòa 2 chiếc, máy tính 1 chiếc, rèm cửa, camera, máy chiếu, dây và công lắp đặt. Tổng cộng hết 50 triệu chia cho 43 cháu.

“Năm trước cũng đã nộp tiền mua điều hoà, máy chiếu, chả nhẽ các con lại dùng như phá như vậy. Ai cũng biết vô lý nhưng lại nhắm mắt nộp tiền vì không muốn con bị gây khó dễ” – chị P mệt mỏi nói.

Ngoài ra, khoản quỹ lớp chưa bàn tới nhưng như mọi năm cũng phải từ 800.000 – 1.000.000 đồng/ cháu. Nếu tính cả quỹ lớp, chị P. phải đóng phí đầu năm cho con hơn 8 triệu đồng.

Đi họp phụ huynh cho con về, chị Trần Thị H. (Mê Linh – Hà Nội) bức xúc cho biết, con chị năm nay 5 tuổi, học mẫu giáo được 3 năm nhưng năm nào cũng trường “mọc” thêm 1 khoản phí thỏa thuận… vô lý. Năm kia thì đóng góp lắp điều hòa, lớp 33 cháu mỗi cháu 400.000 đồng; năm sau thì trường ngỏ ý phụ huynh góp tiền lắp rèm cửa để các cháu ngủ trưa cho đỡ nắng, mỗi cháu góp 150.000 đồng, năm nay thì lại góp tiền để mua máy sấy bát, đĩa đảm bảo vệ sinh cho bữa ăn trưa; rồi góp thêm tiền bổ sung đồ chơi ngoài trời đã bị hỏng, han rỉ…

“Giáo viên có nói đó là khoản thỏa thuận, xã hội hóa, phụ huynh đóng bao nhiêu tùy tâm, nhưng cuối cùng lại chốt mức tối thiểu, không đóng không được khiến mình ức chế” – chị H nói.

Đừng thoả hiệp

Cũng phải đóng đến gần 20 khoản phí đầu năm cho con trai học lớp 12, nhưng chị Nguyễn Phương Anh (Khu đô thị Linh Đàm – Hoàng Mai – Hà Nội) cảm thấy hài lòng vì không phải đóng các khoản phí vô lý. Chị Phương Anh cho biết, ban đầu Hội trưởng hội phụ huynh đề xuất mức đóng góp quỹ lớp là 1.500.000 đồng/1 kỳ/ 1 cháu. Tổng số cả lớp là 45 cháu, quỹ lớp sẽ lên đến hơn 67 triệu đồng?

tin nhap 20160916134420

Một buổi họp phụ huynh. Ảnh minh họa

“Đại diện hội phụ huynh nói cần tổ chức nhiều hoạt động cho các cháu như trung thu, Noel, dã ngoại, liên hoan… Tuy nhiên, nhiều phụ huynh phản đối gay gắt vì các cháu lớn không cần coi các cháu như học sinh mẫu giáo. Cuối cùng số tiền quỹ lớp phải đóng còn lại là 700.000 đồng. Nếu phụ huynh không lên tiếng thì chỉ chịu thiệt” – chị Phương Anh nói.

Nói về vấn đề này PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, vấn đề các khoản thu thỏa thuận nếu phụ huynh không biết lên tiếng tự bảo vệ “hầu bao” của mình thì mãi mãi chịu vòng luẩn quẩn: câm nín đóng tiền rồi về nhà bức xúc kêu than.

“Bộ GD ĐT năm nào cũng yêu cầu các trường phải minh bạch các khoản thu. Vì vậy, phụ huynh nếu chưa thấy các khoản thu này được minh bạch thì phải lên tiếng. Mức thu chưa hợp lý theo tính toán thì phải yêu cầu giải trình tại sao thu khoản này? Căn cứ vào đâu? Chi như thế nào? Nếu trường không giải thích được mà vẫn thu thì phải kiến nghị lên Phòng giáo dục, Sở giáo dục hoặc Bộ GD ĐT. Cái gì không đúng thì phải nói, chỉ có như vậy mới triệt tiêu được lạm thu” – ông Nhĩ nói.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.