'Đóng' một đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất 6 tháng để sửa chữa

Dự kiến việc thi công đường cất hạ cánh 25R/07L thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất sẽ kéo dài 6 tháng.

Tin từ TCT Đầu tư phát triển và Quản lí hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) - đơn vị quản lí điều hành dự án, dự kiến việc thi công đường cất hạ cánh 25R/07L thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất sẽ kéo dài khoảng 6 tháng (từ cuối tháng 6/2020 đến hết tháng 12/2020). Việc nghiệm thu, bàn giao sẽ được thực hiện trong một tháng sau đó.

Riêng việc thi công xây mới hệ thống đường lăn (bao gồm đường lăn thoát nhanh, đường lăn song song) và xây dựng, cải tạo, nâng cấp các đoạn đường lăn nối; các công trình phục vụ quản lí bay, đèn hiệu… sẽ mất khoảng 14 tháng. Cụ thể, toàn bộ công việc này sẽ được thực hiện từ 1/10/2020 đến hết 31/12/2021 trước khi bàn giao đưa vào khai thác.

'Đóng' một đường băng tại sân bay Tân Sơn Nhất 6 tháng để sửa chữa - Ảnh 1.

Khu bay Tân Sơn Nhất

Hiện tại, Bộ GTVT đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận lựa chọn nhà thầu theo hình thức giao thầu. Trường hợp được chấp thuận, trên cơ sở dự án được duyệt, CIPM sẽ phải xây dựng tiêu chí lựa chọn nhà thầu về năng lực, kinh nghiệm, nhân sự, thiết bị, yêu cầu của dự án và gói thầu trước khi tiến hành xác định nhà thầu đủ điều kiện năng lực và đánh giá, thương thảo hợp đồng.

Được biết, Bộ KHĐT cũng đã có văn bản khẳng định việc Bộ GTVT đề xuất sớm thực hiện cải tạo đường cất hạ cánh và đường lăn 2 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất là có cơ sở.

Theo Bộ KHĐT, tại Nghị quyết số 41, Chính phủ đã thống nhất sử dụng một phần nguồn tăng thu và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2019 để đầu tư dự án cải tạo đường cất hạ cánh và đường lăn các cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình vận hành, khai thác là dự án đầu tư công khẩn cấp theo qui định của pháp luật về đầu tư công.

Trình tự, thủ tục thực hiện xây dựng công trình theo qui định của pháp luật về xây dựng đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp".

Căn cứ chỉ đạo của Chính phủ và yêu cầu cấp bách, nhằm bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình vận hành, khai thác, việc tổ chức lựa chọn nhà thầu đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đặc thù, cấp bách nêu trên là phù hợp qui định tại Điều 26 Luật Đấu thầu.

Đặc biệt, Nghị quyết số 41 cũng nêu rõ "Trình tự, thủ tục thực hiện xây dựng công trình theo qui định của pháp luật về xây dựng đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp".

Do vậy, việc Bộ GTVT đề xuất triển khai thực hiện 2 dự án này theo lệnh khẩn cấp qui định tại Điều 130 Luật Xây dựng và Điều 43 Nghị định số 59 của Chính phủ về quản dự án đầu tư xây dựng là có cơ sở.

Cũng theo Bộ KHĐT, việc Bộ GTVT tự quyết định và chịu trách nhiệm về trình tự thực hiện đầu tư xây dựng và hình thức quản dự án; tự tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng, giám sát thi công và nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành phù hợp với qui định của pháp luật về xây dựng.

Trong mọi trường hợp, nhà thầu được lựa chọn phải đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm, có giải pháp kỹ thuật khả thi đáp ứng yêu cầu gói thầu.

Dự án cải tạo, nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất có tổng mức đầu tư dự án là 2.057,9 tỉ đồng.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.