Dòng tiền đổ về bất động sản sinh thái phía Đông TP HCM

Bên canh yếu tố về hạ tầng, xu hướng sống xanh của cư dân đô thị có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây cũng là những yếu tố giúp cho thị trường BĐS khu Đông khởi sắc.

Xu hướng dịch chuyển dòng tiền của giới đầu tư địa ốc tại TP HCM diễn ra mạnh mẽ kể từ đầu 2019 khi phân khúc đất nền bắt đầu hạ nhiệt sau đợt "sốt nóng" kéo dài trước đó. Dòng vốn đầu tư kể từ đó dịch chuyển sang các vùng lân cận TP HCM và hướng vào các dự án đô thị lớn, nhất là BĐS sinh thái.

Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều tập đoàn BĐS lớn đã tập trung đầu tư mạnh vào phân khúc này. Đáng chú ý là đại đô thị sinh thái thông minh Aqua City tại Đồng Nai của Novaland. Theo Novaland, tỉ lệ hấp thụ sản phẩm ở Aqua City lên tới hơn 90% trong mỗi kì giới thiệu sản phẩm.

"Điểm nóng" phát triển hạ tầng phía Đông TP HCM

Điều đó chứng tỏ BĐS đô thị sinh thái có sức hút dòng tiền khá lớn thời gian gần đây. Vậy, vì sao các nhà đầu tư lại đang chọn BĐS sinh thái khu vực liền kề TP HCM như Đồng Nai để xuống tiền?

Nói như ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Phó Giám đốc CBRE Việt Nam, các đô thị vệ tinh sát vách TP HCM có quĩ đất rộng lớn, trong khi quĩ đất trong trung tâm gần như cạn kiệt.

Bên cạnh đó, có thể dễ dàng nhận thấy khu vực phía Đông đang ở giai đoạn "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để phát triển đô thị hiện đại. Trong đó, đáng chú ý là việc thành lập thành phố phía Đông, khu vực được tập trung đầu tư phát triển hạ tầng.

Vì sao dòng tiền đổ vào bất động sản đô thị sinh thái phía Đông TP HCM? - Ảnh 1.

Khu đô thị sinh thái thông minh Aqua City gần 1.000 ha tại phía Đông TP HCM của Tập đoàn Novaland. (Ảnh: Novaland)

Từ 2010 đến nay, phía Đông chiếm 70% tổng số nguồn vốn 350.000 tỉ đồng mà TP HCM dành cho việc phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, có nhiều công trình giao thông trọng điểm kết nối khu vực thuộc Biên Hòa, Nhơn Trạch (Đồng Nai) với khu Đông TP HCM.

Đáng chú ý là các tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, đường Vành đai 3 và tới đây hàng loạt tuyến đường giao thông trọng điểm khác cũng sẽ được khởi công xây dựng.

Không những vậy, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, địa phương này cũng đang nỗ lực để có thể triển khai xây dựng hàng loạt dự án lớn.

Cụ thể, sân bay Long Thành đang ráo riết bàn giao mặt bằng để khởi công; tuyến đường liên vùng 4 với chiều dài 45 km rộng 40 m có cầu bắc qua sông Đồng Nai với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.600 tỉ đồng, kết nối đường vành đai 3 với quốc look 51 thông qua ngã tư Dầu Giây - Long Thành, tuyến đường sẽ đi qua địa bàn quận 9 (TP HCM), TP Biên Hòa và huyện Long Thành (Đồng Nai).

Tuyến đường ven sông Đồng Nai - Hương Lộ 2 rộng 60 m nối quốc lộ 51 với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng đang được xây dựng giai đoạn 1, trong đó có cầu Vàm Cái Sứt dự kiến khởi công vào quí III/2020.

Khi hoàn thiện, tuyến đường sẽ kết nối trung tâm hành chính TP Biên Hòa cùng các khu đô thị Aqua City, Khu công nghiệp An Phước… với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, rút ngắn thời gian di chuyển về trung tâm TP HCM hay sân bay Long Thành chỉ còn khoảng 20 phút.

Đây cũng là những yếu tố giúp cho thị trường BĐS khu vực này khởi sắc, nhà đầu tư nhận thấy giá trị của BĐS có thể tăng trong tương lai.

Vì sao dòng tiền đổ vào bất động sản đô thị sinh thái phía Đông TP HCM? - Ảnh 2.

Hạ tầng kết nối thuận tiện kết nối với các dự án BĐS lớn, được qui hoạch bài bản dọc tuyến đường ven sông - Hương Lộ 2. (Ảnh: Novaland)

Trào lưu sống xanh, sống sinh thái lên ngôi

Bên cạnh yếu tố gia tăng giá trị của BĐS khi ăn theo sự phát triển của hạ tầng, thì xu hướng sống xanh, sống sinh thái của cư dân đô thị đang có sự thay đổi mạnh mẽ những năm gần đây, nhất là kể từ khi dịch COVIS-19 xảy ra.

Các cư dân đô thị thường tìm đến những đô thị xanh, có không gian thiên nhiên và đầy đủ tiện ích cao cấp, tốt cho sức khỏe để sinh sống.

Chính vì thế, những đại đô thị sông nước hiền hòa, sinh thái như Aqua City, có vị trí đắc địa kết nối thuận lợi với khu trung tâm trở thành "thỏi nam châm" hút dòng tiền đầu tư.

Không gian sống sinh thái chan hòa cây xanh, sông nước thiên nhiên tại Aqua City gây ấn tượng mạnh với cư dân đô thị.

Vì sao dòng tiền đổ vào bất động sản đô thị sinh thái phía Đông TP HCM? - Ảnh 3.

Không gian sống sinh thái chan hòa cây xanh, sông nước thiên nhiên tại Aqua City gây ấn tượng mạnh với cư dân đô thị. (Ảnh: Novaland)

Chị Nguyễn Huế sống tại TP HCM, khách hàng vừa xuống tiền cho một căn biệt thự trị giá hơn 13 tỉ đồng tại khu đô thị này cho biết, chị kì vọng giá trị căn biệt thự sẽ gia tăng khi dự án đi vào vận hành với rất nhiều tiện ích hiện đại, cùng với đó là những công trình giao thông lớn hoàn thiện sẽ giúp BĐS nơi đây phát triển mạnh mẽ.

Chị Huế tin tưởng đây là BĐS rất giá trị trong tương lai và là khoản đầu tư tốt khi giá lên. Hoặc chị cũng có thể chuyển về sinh sống để hưởng thụ cuộc sống giữa thiên nhiên trong lành.

Tiềm năng gia tăng giá trị của Aqua City còn nằm ở chuỗi tiện ích đẳng cấp mang đến cuộc sống giàu trải nghiệm cho cư dân như trường học, bệnh viện chuẩn quốc tế, trung tâm phức hợp giải trí đa năng, trung tâm thương mại, khách sạn Novotel tiêu chuẩn 4 sao quốc tế, bến du thuyền...

Vì sao dòng tiền đổ vào bất động sản đô thị sinh thái phía Đông TP HCM? - Ảnh 4.

Tập đoàn giáo dục Khô Nguyên là đơn vị tư vấn phát triển và vận hành hệ thống trường học liên cấp chuẩn quốc tế tại Aqua City. (Ảnh: Novaland)

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cho rằng, sức hấp dẫn đầu tư khu Đông TP HCM đã được nhiều chủ đầu tư nhìn thấy từ cách đây hàng chục năm. Khi hạ tầng phát triển cũng là lúc rất nhiều dự án lớn được tung ra thị trường.

Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu nhận định, TP HCM thành lập TP phía Đông sẽ kích thích thị trường BĐS khu vực này phát triển vượt bậc hơn nữa.

TP phía Đông sẽ được xây dựng theo mô hình đô thị sáng tạo nên phân khúc BĐS nhà ở, căn hộ, văn phòng cao cấp đang có rất nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.