Dự án công viên 500 \"triệu đô\" bỏ hoảng, người dân tái lấn chiếm

Thu hồi 12 năm nhưng chưa triển khai, đất thuộc dự án Công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi trị giá hơn 500 triệu USD đang bỏ hoảng đã bị người dân tái chiếm để canh tác.
hon 300 ha dat cua du an cong vien 500 trieu usd bi tai chiem
Đất thuộc dự án Công viên Sài Gòn Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi bị người dân tái chiếm để canh tác

Sở Kế hoạch Đầu tư vừa có báo cáo gửi UBND TP HCM về tiến độ triển khai dự án Công viên Sài Gòn Safari tại huyện Củ Chi. Theo báo cáo thì hiện người dân đã tái chiếm 335 ha trong tổng số 456 ha đất được thu hồi để thực hiện dự án từ năm 2004.

Ngoài việc tái chiếm thì còn 132 hộ dân đang khiếu kiện, trong đó có 17 hộ chưa giải tỏa và 115 hộ đã được bồi thường nhưng vẫn tiếp tục khiếu kiện. Những hộ dân khiếu kiện cho rằng giá đất đền bù chưa thỏa đáng nên đề nghị được trả lại hoặc bồi thường mức giá khác.

Sở Kế hoạch Đầu tư kiến nghị thành phố giao Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với UBND huyện Củ Chi, Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn… đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng để sớm triển khai.

hon 300 ha dat cua du an cong vien 500 trieu usd bi tai chiem
Không chỉ trồng cây, mà người dân còn tận dụng làm nơi chăn thả gia súc

Dự án công viên Sài Gòn Safari do Công ty TNHH MTV Thảo Cầm viên Sài Gòn làm chủ đầu tư, có diện tích rộng 475ha, được triển khai tại xã Phú Mỹ Hưng và xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi), với tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu USD. Năm 2004, chính quyền địa phương đã bắt đầu việc bồi thường, thu hồi đất của hơn 700 hộ dân nhằm phục vụ việc xây dựng dự án. Tuy nhiên hơn 12 năm trôi qua, dự án công viên từng được kỳ vọng lớn bậc nhất Đông Nam Á này vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”, khiến cuộc sống của người dân nằm trong dự án lâm vào cảnh khó khăn, khiếu kiện kéo dài.

Mới đây, UBND TP HCM chấp thuận cho một tập đoàn lớn nghiên cứu đầu tư để sớm triển khai dự án, chấm dứt tình trạng đình trệ 12 năm qua.

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.