Dự báo giá heo hơi ngày 12/11: Một số địa phương duy trì đà tăng?

Giá heo hơi hôm nay (11/11) tăng giảm trái chiều 1.000 - 2.000 đồng/kg tại một một số tỉnh, thành, hiện cao nhất ở mức 59.000 đồng/kg. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai nhiều chương trình hội thảo bàn giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hóa sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi, giảm lệ thuộc vào thị trường nhập khẩu.

Giá heo hơi hôm nay biến động trong khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện dao động trong khoảng 55.000 - 59.000 đồng/kg. Cụ thể, hai tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc có cùng mức giao dịch là 56.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. Các địa phương còn lại có giá không đổi. Theo đó, Thái Bình vẫn giữ mức 59.000 đồng/kg - cao nhất khu vực.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá heo hơi tăng rải rác từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg ở một số địa phương. Trong đó, hai tỉnh Ninh Thuận và Đắk Lắk có cùng mức giao dịch là 54.000 đồng/kg sau khi lần lượt tăng 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg. Thương lái tại hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận đang thu mua heo hơi với giá 55.000 đồng/kg, tương ứng tăng 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg so với hôm qua.

Khảo sát tại thị trường miền Nam cho thấy, giá heo hơi hôm nay được điều chỉnh tăng - giảm trái chiều trong khoảng 1.000 - 2.000 đồng/kg. Cụ thể, TP HCM điều chỉnh giá thu mua tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 55.000 đồng/kg. Heo hơi tại hai tỉnh Đồng Nai và Tây Ninh được thương lái thu mua cùng mức 56.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg. Trong khi đó, mức giao dịch tại tỉnh Cần Thơ được ghi nhận ở mức 52.000 đồng/kg, giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua.

Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể tiếp tục tăng vào ngày mai do nhiều địa phương đang điều chỉnh mức thu mua để bà con an tâm tái đàn đón Tết Nguyên đán. 

Ảnh minh họa: Anh Thư

Xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã triển khai nhiều chương trình hội thảo, diễn đàn bàn giải pháp tăng tỷ lệ nội địa hóa sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi, giảm lệ thuộc vào thị trường nhập khẩu, báo Đồng Nai đưa tin.

Trong đó có nhóm giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) gắn với phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả.

Việt Nam đang chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi quy mô lớn, nhu cầu nguồn thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp rất lớn. Theo các doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, lời giải cho bài toán này chính là từng bước chủ động sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước, tận dụng tốt nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp để chế biến TACN nhằm giảm áp lực nhập khẩu về TACN.

Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh đề xuất phương án tập trung sản xuất những mặt hàng mà Việt Nam có sức cạnh tranh. Cụ thể, phát triển các vùng nguyên liệu bắp, đậu nành là rất cần thiết để chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc nhập khẩu. 

Chiến lược chăn nuôi sẽ chuyển đổi nhiều diện tích đất kém hiệu quả để xây dựng những vùng trồng bắp, đậu nành nhằm giải quyết một phần vấn đề TACN. Ngoài ra, với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nên chuyển hướng tăng cường nuôi vật bản địa, đặc sản.

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường hôm nay. 

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.