Dự báo giá heo hơi ngày 18/7, thị trường tiếp tục trượt dốc?

Khảo sát mới nhất, giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Dịch tả heo châu Phi đang lây lan diện rộng tại tất cả 11 huyện, thành phố của tỉnh Lạng Sơn với số heo nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy đã lên tới hơn 12.000 con.

Giá heo hơi tiếp đà giảm trên diện rộng

Giá heo hơi miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg tại nhiều nơi. Cụ thể, thương lái tại khu vực các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Bình cùng thu mua heo hơi với giá 66.000 đồng/kg. Cùng đà giảm, heo hơi tại Thái Bình được triển khai ở mốc 67.000 đồng/kg.

Thị trường heo hơi miền Trung - Tây Nguyên giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi cùng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, giá heo hơi tại hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An được ghi nhận chung mốc 66.000 đồng/kg. Tương tự, khu vực hai tỉnh Quảng Nam và Khánh Hòa cũng lần lượt triển khai giá heo hơi ở mức 62.000 đồng/kg và 61.000 đồng/kg. Heo hơi tại Quảng Ngãi và Bình Định được ấn định chung mức giảm 2.000 đồng/kg, lần lượt xuống mức 61.000 đồng/kg và 60.000 đồng/kg.

Ở khu vực miền Nam, giá heo hơi giảm từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại khu vực các tỉnh Bình Phước, TP HCM, Vĩnh Long, Hậu Giang và Trà Vinh, cùng giảm 1.000 đồng/kg. Cùng mức giảm trên, Đồng Tháp ấn định giá heo hơi ở mức 64.000 đồng/kg. Với mức giảm mạnh đến 2.000 đồng/kg, giá heo hơi tại Cần Thơ được điều chỉnh về mức 63.000 đồng/kg.

Một số chuyên gia cho rằng giá heo hơi có thể giảm vào ngày mai do thị trường đang có chiều hướng giảm. 

Ảnh: Lạc Yên

Lạng Sơn cấp bách phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Một trong những nguyên nhân khiến dịch tả heo châu Phi tiếp tục lây lan ra diện rộng tại lạng Sơn là do một số địa phương cấp huyện, cấp xã chưa thực sự quyết liệt trong công tác chống dịch; chính quyền cơ sở chưa giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác chống dịch theo đúng quy định; hộ chăn nuôi lợn chưa chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y tối thiểu trong phòng, chống dịch bệnh; việc tổ chức xử lý, tiêu hủy heo bệnh còn nhiều bất cập; chưa quản lý triệt để được việc vận chuyển heo, giết mổ heo trong vùng dịch theo quy định...

Tại địa bàn huyện Văn Quan, dịch tả heo châu Phi xảy ra tại tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn, từ tháng 5 đến nay, số lượng heo bệnh buộc tiêu hủy là gần 2.000 con. Trước khi địa phương công bố dịch, trên địa bàn xuất hiện tình trạng nhiều thương lái từ các tỉnh khác thu gom heo ốm, heo bỏ ăn…. với giá rẻ. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến cho dịch bệnh ngày càng lây lan ra diện rộng.

Ông Nông Văn Tùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo các xã thành lập các đội kiểm soát lưu động, phối hợp với công an, quản lý thị trường, trung tâm dịch vụ nông nghiệp để kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm với những trường hợp thu mua heo bệnh giá rẻ. Bên cạnh đó, chúng tôi cung ứng vật tư hóa chất, vôi bột, thuốc sát trùng để thực hiện tiêu độc, khử trùng; đề nghị các xã thành lập các tổ phản ứng nhanh để phòng, chống dịch, cắm biển báo trên các tuyến đường thông báo tình hình dịch. Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống dịch, như vậy mới đạt hiệu quả cao”.

Để ngăn ngừa sự lây lan của dịch tả heo châu Phi, tỉnh Lạng Sơn đã tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi tiêm phòng vaccine phòng dịch (hiện số heo đã tiêm đạt khoảng 10.000 con). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn cũng chỉ đạo cơ quan chuyên môn triển khai thí điểm tiêm phòng vaccine dịch tả heo châu Phi trên diện rộng tại các xã chưa có dịch. Kết quả, đã tiêm được hơn 3.000 liều vaccine, đến nay cơ bản đàn heo sau tiêm đều phát triển bình thường, theo báo Kinh tế Đô thị.

Xem thêm: Dự báo giá heo hơi xuất chuồng trong thời gian tới và giá cả thị trường hôm nay.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.