Du lịch phát triển, nhà đầu tư nước ngoài để mắt tới thị trường khách sạn Việt Nam

Nhờ chiến dịch quảng bá thương hiệu quốc tế trên CNN Hà Nội tiếp nhận lượng lớn khách quốc tế Bắc Mỹ. Trong khi đó, ở Đà Nẵng, khách sạn đang thể hiện dấu hiệu thừa cung, hiệu suất khách sạn dự kiến sẽ giảm trong 3 năm tới.

Báo cáo thị trường phân khúc khách sạn 9 tháng đầu năm 2019 từ JLL Việt Nam cho thấy ngành công nghiệp trong nước phát triển đã kéo theo nhu cầu về khách sạn của các doanh nghiệp trên toàn quốc gia tăng, tiếp đó là việc miễn thị thực, việc giới thiệu các đường bay trực tiếp mới và những nỗ lực trong quảng bá hình ảnh đã thu hút nhiều du khách. 

Với những tín hiệu tích cực, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan quan tâm đến Việt Nam và biến nơi đây thành một trong những thị trường được nhắc đến nhiều nhất ở châu Á Thái Bình Dương.

Nguồn cung TP. HCM cải thiện, lượng khách du lịch tăng mạnh

Theo thống kê từ JLL, dù chỉ số ADR (giá trung bình của 1 phòng được bán ra trong một ngày) toàn ngành tăng 5.8% so với cùng kỳ năm trước, tính đến tháng 8 năm 2019, áp lực từ nguồn cung phòng khách sạn mới làm tỷ lệ lấp đầy giảm 4.8 điểm phần trăm.

Tính đến tháng 9 năm 2019, lượng khách quốc tế đến Hồ Chí Minh tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 72,9% mục tiêu cho năm 2019. Số lượng khách quốc tế dự kiến sẽ tăng, nhờ Sự kiện Du lịch Quốc tế hàng năm được tổ chức vào đầu tháng 9 năm 2019.

Mặc dù thị trường có những biến động về nguồn cung và sự bất ổn về mặt pháp lý nhưng riêng phân khúc khách sạn đã có sự điều chỉnh đáng kể. Tính đến tháng 9 năm 20191, 114 phòng đã được thêm vào nguồn cung khách sạn hiện tại của Hồ Chí Minh, nâng tổng nguồn cung lên khoảng 20.200 phòng. 

Vào 2020, nguồn cung mới được dự đoán sẽ chậm lại do chính phủ siết chặt quá trình phê duyệt dự án. Đến cuối năm 2021, nguồn cung toàn thành phố dự kiến sẽ đạt 22.000 phòng, trong đó 55.4% sẽ nằm ở phân khúc cao cấp.

Du lịch phát triển, nhà đầu tư nước ngoài để mắt tới thị trường khách sạn Việt Nam - Ảnh 1.

Biểu đồ nguồn cung khách sạn tại TP HCM. Nguồn: JLL Việt Nam

Tính đến tháng 8 năm 2019, hiệu suất giao dịch khách sạn vẫn tốt với sự tăng trưởng tích cực là 5.8% cho chỉ số ADR (118USD) và 0.7% cho chỉ số RevPAR (mức doanh thu được trên số phòng hiện có) với 81USD. 

Tỉ lệ lấp đầy đạt 68,8%, giảm 4,8 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Với nguồn cung tuơng lai năm 2020 được dự đoán sẽ hạn chế, hiệu suất toàn ngành được dự kiến sẽ tăng trưởng tích cực trong ngắn hạn và trung hạn.

Gần 22 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2019

Ngành khách sạn Hà Nội hưởng lợi từ lượng khách quốc tế tăng trưởng. Chỉ số RevPAR cho thấy sự tăng trưởng đáng kể là 8.4% so với cùng kỳ năm trước, cho đến thời điểm tháng 8 năm 2019.

Hà Nội tiếp nhận lượng lớn khách quốc tế Bắc Mỹ nhờ chiến dịch quảng bá thương hiệu quốc tế trên CNN trong tháng 6 - 8 năm 2019. Mặc dù đang thời điểm hè, mùa du lịch biển, Hà Nội vẫn chào đón tổng cộng 21,6 triệu lượt khách trong và ngoài nước tính đến tháng 9 năm 2019, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng cộng có 1.008 phòng sẽ được thêm vào nguồn cung khách sạn Hà Nội vào quý 4 năm 2019, tăng tổng nguồn cung lên 18,699 phòng, với 97% nguồn cung mới nằm ở phân khúc trung và cao cấp. Đến năm 2021, Hà Nội sẽ có hơn 20,400 phòng, với 59,8% trong số đó nằm trong phân khúc cao cấp.

Với nỗ lực chủ động quảng bá du lịch, thị trường mục tiêu mới (ví dụ: Bắc Mỹ và Úc) và sự tăng trưởng tốt của nguồn cung khách sạn, Hà Nội được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng về lượng khách du lịch và hiệu suất giao dịch khách sạn ổn định trong ba năm tới. Tính đến tháng 8 năm 2019, có sự tăng trưởng 2.9% ở chỉ số ADR (116USD) và 8.4% ở chỉ số RevPAR (94USD). Tỷ lệ lấp đầy tăng 5.3pp, tăng trưởng 81.2% so với cùng kỳ.

Đà Nẵng tỉ lệ lấp đầy tốt nhưng bắt đầu thừa cung

Thống kê từ JLL, chỉ số ADR toàn ngành tại Đà Nẵng đã giảm 13.2%, trong khi tỷ lệ lấp đầy tăng 4.2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước vào thời điểm tháng 8 năm 2019, dẫn tới chỉ số RevPAR tổng cộng giảm 9.6% và thể hiện dấu hiệu thừa cung.

Tuy nhiên, nhờ các đường bay mới mở đến Đà Nẵng từ các khu vực trong và ngoài nước đã thúc đẩy lượng khách du lịch quốc tế tăng trường tốt, tính đến tháng 7 năm 2019 thì con số tăng lên đến 2,4 triệu, tăng 26,1% so với cùng kì.

Nguồn cung khách sạn trong tương lai, giai đoạn 2019-2021, dự kiến sẽ bổ sung khoảng 9.379 phòng vào nguồn cung hiện tại, trong đó 81,8% dự kiến sẽ nằm trong phân khúc cao và trung cấp. Tuy nhiên, khoảng 38% nguồn cung sắp tới sẽ được quản lý bởi các nhà vận hành khách sạn quốc tế.

Do tốc độ bổ sung nguồn cung mới chậm lại từ đầu năm 2019, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn tăng nhẹ so với cùng kỳ là 4.2 điểm phần trăm (70,5%) tính đến tháng 8 năm 2019. Chỉ số ADR giảm 13.2% (160USD) và chỉ số RevPAR cũng giảm 9.6% (112USD). Do sự tăng trưởng của khách du lịch quốc tế, sự thiếu hụt mảng giải trí về đêm và nguồn cung khách sạn liên tục tăng, trong ba năm tới, hiệu suất khách sạn dự kiến sẽ giảm đi.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.