Dự thảo bỏ cộng điểm thi nghề vào lớp 10: 'Một việc nên làm sớm hơn'

Theo nhiều giáo viên ở Hà Nội, việc cộng điểm thi nghề phổ thông cho thí sinh thi vào lớp 10 là hợp lý, giúp các em học thực chất hơn chứ không phải vì điểm cộng.
du thao bo cong diem thi nghe vao lop 10 mot viec nen lam som hon Vụ học sinh viết tâm thư phản đối học thêm: 'Nên xem xét đa chiều'
du thao bo cong diem thi nghe vao lop 10 mot viec nen lam som hon 'Chi phí chăm trẻ 3 tháng tuổi ở lớp hết khoảng 3,5 triệu đồng/tháng'
du thao bo cong diem thi nghe vao lop 10 mot viec nen lam som hon Dự thảo nhận trông trẻ từ 3 tháng tuổi: Có cần thêm Luật GD Mầm non?
du thao bo cong diem thi nghe vao lop 10 mot viec nen lam som hon Dự thảo cho phép trẻ 3 tháng tuổi được 'đi lớp': Liệu có trả đủ lương cho giáo viên?

Bỏ cộng điểm thi nghề là cần thiết

Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT sẽ bỏ quy định sở GD&ĐT cộng điểm khuyến khích cho thí sinh khi tuyển sinh vào lớp 10. Như vậy, cùng với một số cuộc thi khác, điểm thi nghề phổ thông sẽ không được cộng.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cũng cho biết, Bộ đang xin ý kiến để bỏ điều này bởi nhiều nơi có phản ánh việc cộng điểm mà việc thi nghề phổ thông bỗng thành mục tiêu phấn đấu chỉ để cộng điểm.

Trong khi ý nghĩa của việc học và thi nghề là làm cho công tác hướng nghiệp học sinh tốt hơn, hướng đến thích hợp điều kiện địa phương. Còn về chế độ tuyển thẳng và ưu tiên, cơ bản Bộ GD&ĐT vẫn giữ nguyên như cũ.

du thao bo cong diem thi nghe vao lop 10 mot viec nen lam som hon
Một lớp dạy tin học của học sinh trung học tại Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Cô giáo Trần Thị Thanh Vân - Hiệu trưởng Trường THCS Đền Lừ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, bà hoàn toàn ủng hộ dự thảo lần này của Bộ GD&ĐT. Bởi lẽ, nhiều học sinh học nghề Tin học kéo dài trong hai kì học. Việc này mất khá nhiều thời gian học các môn văn hóa trên lớp của các em.

Hơn nữa, để chuẩn bị cho kì thi nghề, các em học sinh phải tâp ôn luyện một cách miệt mài, thậm chí có em mất ăn mất ngủ chỉ vì mục tiêu được cộng 1,5 điểm ưu tiên nghề. Thi vào lớp 10 không cộng điểm thi nghề phổ thông sẽ giảm được áp lực học cho cả học sinh lẫn giáo viên.

Một số nơi cho học sinh học nghề may vá, thêu hoa, nấu ăn... thì đều được gửi tới các trung tâm chứ không dạy ở trường. Trường THCS Đền Lừ chỉ dạy nghề Tin học nên học ở trường.

Còn theo thầy giáo Đoàn Xuân Thành - Hiệu trưởng Trường THCS Lộc Điền (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), việc bỏ cộng điểm thi nghề phổ thông trong tuyển sinh vào lớp 10 cần được nghiên cứu kỹ sao cho phù hợp với thực tế.

Thầy Thành cho biết: "Ở địa phương chúng tôi, học sinh chỉ được học hai nghề gồm Điện và Thú y. Lịch học bắt đầu từ tháng 9 - tháng 4 đối với học sinh khối lớp 8. Các em nào vượt qua được kì thi này sẽ đạt được mức cộng điểm tối đa là 1,5 điểm khi tuyển sinh vào lớp 10. Nếu Bộ đang dự kiến bỏ cộng điểm thi nghề phổ thông thì có lẽ cũng chưa thể thực hiện ngay trong năm học 2018 - 2019 này".

Ông Thành thẳng thắn cho rằng, dù sao việc học và thi nghề cho học sinh cũng có những tác dụng nhất định. Các em sẽ có kiến thức và kĩ năng cơ bản để có thể làm được việc trong gia đình mình.

Không phù hợp để xét vào lớp 10

du thao bo cong diem thi nghe vao lop 10 mot viec nen lam som hon
Thầy giáo Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Đình Tuệ.

Trao đổi về vấn đề này, thầy giáo Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho rằng, chủ trương của Bộ GD&ĐT về vấn đề này là đúng đắn. Việc học sinh thi vào lớp 10 được cộng thêm điểm ở các kì thi thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và các cuộc thi khác do Bộ, Sở Giáo dục tổ chức đã diễn ra nhiều năm nay.

Ban đầu, số lượng học sinh được cộng điểm ưu tiên này không quá nhiều và khá thực chất. Tuy nhiên qua thời gian, nó đã mang tính thành tích nhiều hơn. Các cuộc thi kể trên chưa phản ánh được đúng hết tài năng, năng lực của các em.

"Tôi nghĩ, những em đạt giải các cuộc thi đó thì nên cho các trường về nghệ thuật hay thể thao để họ tuyển thẳng hoặc cộng điểm hơn là các trường phổ thông. Nếu vào các trường phổ thông thì hay sử dụng kết quả học tập của các em. Tất nhiên các trường hợp điểm đối tượng ưu tiên, điểm cộng về thành tích cuộc thi về các môn văn hóa (Toán, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh...) được tổ chức chính thống nếu có", thầy Bình nói.

Cũng theo thầy Bình, điểm thi nghề dùng để xét thi tốt nghiệp THCS trước đây thì phù hợp, còn xét để thi vào lớp 10 thì chưa phù hợp. Thi vào lớp 10 cần điểm của các môn văn hóa chứ không phải là thi nghề. Các cuộc thi cần hướng đến sự tự nguyện và mong muốn tham gia từ chính các em học sinh. Các em cần có năng lực để tham gia cuộc thi đó.

Phải bỏ điểm cộng thi nghề sớm hơn

Là một nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục lâu năm, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đánh giá, việc học sinh thi vào lớp 10 được cộng thêm điểm thi nghề phổ thông là không công bằng. Không ít trường hợp dùng điểm cộng vào đó để thay cho năng lực thực sự của thí sinh khi thi. Việc dùng điểm ưu tiên để thay cho năng lực học trò cần dần được loại bỏ.

du thao bo cong diem thi nghe vao lop 10 mot viec nen lam som hon
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội. Ảnh: Đình Tuệ.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: "Trừ một số trường hợp đặc biệt như con thương binh, liệt sĩ, học sinh khuyết tật... thì vẫn nên có sự ưu tiên. Diện chính sách thì không được bỏ. Việc đánh giá đúng năng lực của học sinh khi thi sẽ là động lực để các em phát huy sức sáng tạo, sức học của chính mình một cách nghiêm túc chứ không phải vì điểm cộng".

Bên cạnh đó, có ý kiến lo ngại nếu không học nghề thì học sinh sẽ học lệch, thầy Lâm phân tích: Hiện nay, nhiều nơi cho học sinh học theo phương thức trải nghiệm. Tức thông qua các hoạt động để nắm bắt các nguyên lý, trở thành nhu cầu học tập sáng tạo của học trò. Cơ sở cần có người dạy tốt, có thiết bị đi theo để cho học sinh thực hành sẽ tạo hứng thú cho các em hơn là chỉ giảng lý thuyết hoặc dạy - học theo kiểu "nửa mùa".

"Một số trường đang dạy theo mô hình giáo dục STEM là những ví dụ, họ đưa thiết bị kèm kĩ thuật vào từng giờ học để học sinh được tự do sáng tạo, thực hành các ý tưởng giúp các em hứng thú hơn. Do đó, tôi nghĩ các thầy cô dạy nghề cho học sinh phải thay đổi để sao cho cuốn hút học trò hơn, chứ không phải vì điểm mà đi học", TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định.

du thao bo cong diem thi nghe vao lop 10 mot viec nen lam som hon Cho trẻ từ 3 tháng tuổi 'đi lớp': Tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cao

Có ý kiến lo ngại, nếu nhận trẻ mới 3 tháng tuổi đi lớp sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao do trẻ ...

chọn
[Photostory] Dự án có lượng booking khủng nhất Hà Nội trong quý I/2024
Ngày 1/3 vừa qua, CapitaLand đã chính thức khởi công dự án căn hộ cao cấp Lumi Hà Nội tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Theo CBRE, trong quý I, Lumi Hà Nội đã đạt được 4.500 booking, vượt hơn số lượng dự kiến chào bán ban đầu, giá bán dự kiến từ 66 triệu đồng/m2.