Đưa hối lộ sẽ bị xử lý thế nào?

Tội đưa hối lộ được quy định, hướng dẫn tại Điều 364 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015.

Đưa hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín. Do đó, Bộ luật hình sự quy định đưa hối lộ cũng là tội phạm và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đưa hối lộ sẽ bị xử lý thế nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Theo đó, đưa hối lộ được hiểu là hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Việc đưa của hối lộ có thể là do người đó chủ động đưa cho người có chức vụ, quyền hạn nhưng cũng có thể đưa của hối lộ theo gợi ý, đòi hỏi của người có chức vụ, quyền hạn.

Việc đưa hối lộ có thể thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể thực hiện một cách gián tiếp (qua người môi giới).

Thời điểm hoàn thành tội phạm này được tính từ thời điểm một bên chấp nhận đề nghị hoặc yêu cầu của bên kia. Trên thực tế có trường hợp bên đưa hối lộ không có thỏa thuận trước với người có chức vụ, quyền hạn nhưng thực hiện việc đưa của hối lộ đồng thời với việc đưa ra yêu cầu đối với người có chức vụ, quyền hạn và người đó đã chấp nhận (tức vừa nhận của hối lộ vừa chấp nhận đề nghị của người đưa hối lộ), thì thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận đề nghị của bên đưa hối lộ, đây cũng đồng thời là thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ.

Của hối lộ phải có giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng việc đưa hối lộ đó phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành tội này.

Mục đính của việc đưa hối lộ là để người có chức vụ, quyền hạn chấp nhận làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người phạm tội.

Hình phạt của tội đưa hối lộ

Khung 1: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các hành vi có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

– Có tổ chức.

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

– Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ.

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

– Phạm tội hai lần trở lên.

– Của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3: Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới một tỉ đồng, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm.

Khung 4: Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá một tỉ đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Những tình tiết được coi là không phạm tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 7 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 thì người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.