Ông bố Bắc Ninh vượt cú sốc vợ 'cắm sừng' để chăm hai con mọn | |
Bí quyết giúp mẹ vắt 1500ml sữa mỗi ngày cho con khỏe mạnh, mũm mĩm |
Với các bé dưới 2 tuổi thì việc lựa chọn bỉm cho con luôn là lựa chọn được ưu tiên của hầu hết các ông bố, bà mẹ trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt là khi thời tiết đang dần chuyển lạnh, các mẹ thường chọn giải pháp cho con mặc bỉm để giúp con sạch, nhà sạch và tránh được việc con bị nhiễm lạnh khi đi học, tè dầm nhưng cô chưa kịp thay.
Tuy nhiên, việc dùng bỉm thế nào cho đúng, cho phù hợp với lứa tuổi và làn da nhạy cảm của con, cách dùng bỉm để luôn giúp con thoải mái khi vận động cũng là những câu hỏi cần được giải đáp của các bà mẹ nuôi con nhỏ.
Chị Hồng Anh nuôi con nhỏ và lựa chọn cho con dùng bỉm. |
Dùng bỉm để nuôi con… sạch sẽ
Chị Hồng Anh (sống tại Dubai) hiện đang nuôi con nhỏ cho biết: “Việc dùng bỉm cho con hiện tại có rất nhiều lý do, trong đó ngại cho con tè dầm chỉ là một lý do. Lý do lớn nhất mình nghĩ là các mẹ muốn nuôi con sạch sẽ, lịch sự và đỡ vất vả hơn.
Sạch sẽ ở đây nghĩa là do bé còn quá nhỏ chưa kiểm soát được việc đi ngoài nên bỉm là cách hợp vệ sinh nhất, không làm cho khu vực xung quanh bé bị bẩn và mất vệ sinh. Còn lịch sự là do tình hình thực tại ở Việt Nam, nhà vệ sinh công cộng không phổ biến hay bé nhỏ chưa kiểm soát tốt việc đi ngoài, dẫn tới có nhiều "tai nạn" ở bên ngoài khi cho bé đi chơi, nên cho bé mặc bỉm là cách tốt để mẹ không phải lo lắng điều này, và cũng không làm mất vệ sinh công cộng.
Đỡ vất vả hơn ở chỗ mẹ không phải suốt ngày lau dọn vệ sinh cho con vì lý do con tè dầm, mà có thêm thời gian nghỉ ngơi hay lo việc khác”.
Bé dùng bỉm giúp mẹ thoải mái đưa con đi chơi ở nơi công cộng. |
Một thực tế cho thấy, làn da nhạy cảm của bé nhiều khi không phù hợp với một loại bỉm nào đó. Ví dụ con thường xuyên bị hăm khi mặc bỉm, da dễ nổi mẩn, dị ứng do dùng bỉm. Vì thế, để việc mặc bỉm an toàn cho sức khỏe của con, ba mẹ cần lựa chọn bỉm phù hợp bằng cách thử một vài loại bỉm, nên xem kỹ các thành phần, cấu tạo của bỉm cũng như chọn bỉm của các nhãn hàng chất lượng.
Bên cạnh đó, cần chú ý đến thời gian thay bỉm là bao lâu, nhiều mẹ tiết kiệm nên để con mặc bỉm khá lâu so với thời gian trung bình phải thay, thay thấy bỉm chưa đầy là chưa thay cũng là sai lầm khiến da vùng kín của bé dễ bị tổn hại.
Theo sự tìm hiểu và kinh nghiệm của chị Hồng Anh: “Bỉm thường tối đa là 4 tiếng phải thay 1 lần, nếu ban đêm thì dùng bỉm chuyên dụng ban đêm. Tuy nhiên nếu bé tè nhiều và bỉm nặng là phải thay ngay cho con chứ không phải cứ đợi 4 tiếng. Với bé nhỏ sơ sinh thì mình khuyên các mẹ nên thay liên tục, khi nào bỉm ướt là thay liền, vì da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm.
Sai lầm của các mẹ thường là để bỉm quá lâu mới thay cho con, hoặc tiết kiệm bỉm nên đợi bỉm nặng mới thay mà không kể con đã mặc bỉm bao lâu. Bên cạnh đó, các mẹ thường không đi kèm bôi kem chống hăm khi cho con mặc bỉm”.
Cách dùng bỉm giúp da bé luôn khô thoáng, thoải mái và an toàn cho sức khỏe
Với những loại bỉm chất lượng, mua ở các cửa hàng uy tín, phù hợp với làn da của bé nhưng việc không thường xuyên chăm sóc con kỹ càng khi mặc bỉm của ba mẹ cũng là nguyên nhân khiến làn da của bé dễ bị tổn hại.
Chị Hồng Anh cho biết: “Thay bỉm thường xuyên, tránh để bỉm nặng (thường bé tè tầm 2 lần là phải thay bỉm - với bé lớn, còn bé sơ sinh thay liên tục, ướt bỉm là thay), tối đa 4 tiếng thì dù có tè hay không cũng thay bỉm cho con. Bên cạnh đó phải sử dụng kem chống hăm khi mặc bỉm cho con. Có thể dùng không thường xuyên, nhưng khi con vừa có dấu hiệu chớm đỏ là phải bôi liên tục tới khi da con trở về bình thường.
Nếu trong trường hợp con bị hăm khi dùng bỉm, mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao con bị hăm, hăm do bỉm hay hăm do mặc quá lâu hay do kem chống hăm không phù hợp. Xác định được nguyên nhân sẽ có hướng khắc phục hiệu quả”.
Nên chọn bỉm phù hợp với cân nặng của con. |
Kiểm tra thường xuyên để thay bỉm kịp thời cho con. |
Lời khuyên từ bác sĩ
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh (Bệnh viện ĐH Worcester) đưa ra lời khuyên rất hữu ích với các bố mẹ lựa chọn dùng bỉm cho con.
Tiết kiệm chi phí khi dùng bỉm
Đừng mua quá nhiều tã với kích thước sơ sinh vì thực tế, các bé lớn nhanh hơn bạn nghĩ. Thậm chí, một số bé sinh ra có kích thước lớn và phải dùng size số 1, thay vì size sơ sinh. Đây là những bước để giúp bạn cân đo chi phí tốt nhất:
1. Nếu bé sinh ra có cân nặng 2.5-3.6 kg, thì 40 cái tã là phù hợp. Khi bé lớn thì chuyển tã sang size 1 sẽ tiện hơn. Ở Việt Nam, kích thước của tã có thể phân theo tuổi như tã giấy cho trẻ sơ sinh (< 1 tuổi) hoặc trẻ tập đi (> 1 tuổi) và phân theo kích thước như size S, M hoặc L.
2. Dùng thử một số loại khác nhau để tìm nhãn hiệu phù hợp với bé là được khuyên cho những bà mẹ trẻ. Ví dụ, có loại là tã bỉm quần hoặc tã bỉm dán, tã bỉm lót. Do đó, bạn nên tư vấn nhân viên bán hàng để hiểu công dụng và cách hoạt động của mỗi loại.
3. Sau khi tìm được nhãn hiệu thích hợp, bạn nên tham khảo giá ở 1 số trang website, shop online và siêu thị. Đừng quên bạn có thể tìm mức chiết khấu ưu đãi kèm theo ở những kênh bán hàng này, như vậy bạn sẽ tiết kiệm được khoản chi tiêu lớn.
Dùng bỉm có làm tổn hại đến vùng kín của bé
TS.BS.Kara Shah, Khoa Da liễu, ĐH Cincinnati, Mỹ, đã báo cáo: bỉm dùng 1 lần sẽ không tiết ra những hóa chất như axit hay ba-zơ gây kích ứng hay bỏng da như lời đồn thổi vì các vật liệu sử dụng là các chất trơ (không phản ứng hóa học). Hơn nữa, trước khi sản phẩm sử dụng cho trẻ đã được quản lý chất lượng bởi công ty sản xuất và cơ quan quản lý chất lượng. Việc hóa chất tiết ra làm thay đổi nồng độ pH trên da bé cũng được chứng minh là không có cơ sở.
Báo cáo của TS. Kara Shah được đăng trên tập san Nhi khoa lâm sàng (Clinical Pediatrics) năm 2017, trang 13-17 và nêu rõ kết quả báo cáo là hoàn toàn độc lập và không có bất cứ liên quan đến bất cứ nhãn hàng tã giấy dùng 1 lần nào.
Nên tùy vào kinh tế và sự tiện dụng để chọn bỉm phù hợp. |
Tùy vào kinh tế và sự tiện dụng của bạn và gia đình, mà bạn chọn bỉm phù hợp cho bé. Với những bằng chứng hiện tại, không có sự khác biệt trong việc gây ra các kích ứng da ở cả hai loại. Tã nhập khẩu không có sự khác biệt về chất lượng so với tã nội nếu cùng thương hiệu. Hạn chế chọn tã có nhãn lạ hoặc có tiếng nước ngoài mà bạn đọc không hiểu. Chọn loại kinh tế nhất vì tã là vật dụng tiêu tốn 1 khoản chi phí lớn của bạn trong 2 năm đầu.
20 mẹo để chăm con chu toàn, việc nhà tươm tất mà mẹ vẫn nhàn nhã, thảnh thơi
Bà mẹ hai con chia sẻ 20 mẹo sắp xếp cuộc sống khoa học để không rơi vào cảnh “đầu bù tóc rối” với hàng ... |
Bảo Trâm Idol: 'Chạy show sớm sau sinh không phải vì áp lực kiếm tiền'
"Nhiều người thắc mắc về việc tôi đi diễn sớm thay vì ở nhà chăm con. Tôi lại nghĩ đơn giản rằng dành tất cả ... |