Được phép nhờ người khác mang thai hộ khi nào?

Theo quy định pháp luật, khi nào cặp vợ chồng được nhờ người khác mang thai hộ?

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản. Tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định điều kiện của vợ chồng nhờ mang thai hộ và người được nhờ mang thai hộ.

duoc phep nho nguoi khac mang thai ho khi nao
Ảnh minh họa.

Điều kiện nhờ người mang thai hộ

Theo khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau:

- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Vợ chồng đang không có con chung.

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Nội dung tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý cho vợ chồng nhờ người mang thai hộ được quy định rõ tại Nghị định 10/2015/NĐ-CP, cụ thể:

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn về y tế với những nội dung sau:

+ Các phương án khác ngoài việc mang thai hộ hoặc xin con nuôi.

+ Quá trình thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ.

+ Các khó khăn khi thực hiện mang thai hộ…

Cũng theo Điều 16 Nghị định này, vợ chồng nhờ mang thai hộ được tư vấn về pháp lý với các nội dung như: Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; quyền, nghĩa vụ của người mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Ngoài ra, cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cần được tư vấn về tâm lý như: Các vấn đề về tâm lý trước mắt và lâu dài của việc nhờ mang thai hộ, người thân và bản thân đứa trẻ sau này; người mang thai hộ có thể có ý định muốn giữ đứa bé sau sinh; tâm lý, tình cảm khi nhờ người mang thai và sinh con…

Điều kiện người được nhờ mang thai hộ

Theo khoản 3 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau:

- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.

- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.

- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.

- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Như vậy, vợ chồng bạn muốn nhờ người mang thai hộ thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên. Bên cạnh đó, người được nhờ mang thai hộ cũng phải đáp ứng các điều theo quy định thì mới được phép thực hiên việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Tại Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP , hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.

- Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.

- Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.

- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận.

- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này và đã từng sinh con.

- Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này.

- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa.

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên.

- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý.

- Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.

Ngoài ra, việc mang thai hộ chỉ được thực hiện tại một số cơ sở khám chữa bệnh nhất định. Cụ thể:

Theo Điều 13 Nghị định 10/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 98/2016/NĐ-CP), cơ sở khám chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

- Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, kể từ ngày được Bộ Y tế cho phép.

- Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm tối thiểu là 1.000 chu kỳ mỗi năm trong 2 năm.

duoc phep nho nguoi khac mang thai ho khi nao Vợ chồng là người đồng tính có được nhờ mang thai hộ được không?

Do bệnh lý, vợ của tôi đã phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung, đồng nghĩa với việc cô ấy không thể mang thai và ...

duoc phep nho nguoi khac mang thai ho khi nao Chế độ thai sản cho người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ

Người mẹ nhờ mang thai hộ đã đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản từ đủ 6 tháng trở lên trong ...

duoc phep nho nguoi khac mang thai ho khi nao Từ 1/11: Người mang thai hộ có BHYT sẽ được chi trả chi phí

Người mang thai hộ có thẻ BHYT khi sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh được BHYT thanh ...

duoc phep nho nguoi khac mang thai ho khi nao Nhận tiền để mang thai hộ có vi phạm pháp luật không?

Các bên trong quan hệ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vi phạm điều kiện, quyền, nghĩa vụ thì ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.