Đường cao tốc Bắc - Nam: Bác phương án chuyển 8 dự án PPP sang đầu tư công

Bất ngờ đã xảy ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành với phương án chuyển đổi đầu tư cả 8 dự án thành phần theo hình thức đối tác công - tư (PPP) sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công.
Phân bổ vốn đầu tư công cần căn cứ vào thực trạng Thông qua Nghị quyết Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020 và Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Thành phố năm 2020
Đường cao tốc Bắc - Nam: Bác phương án chuyển 8 dự án PPP sang đầu tư công - Ảnh 1.

Chủ trương chuyển 8 dự án PPP cao tốc Bắc - Nam bất ngờ không được tán thành (Ảnh: Mạnh Tường).

Nội dung trên nằm trong bản thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 45, trong đó có việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 vừa được Tổng Thư ký Quốc hội công bố.

Trước đó, trong buổi làm việc diễn ra vào chiều 16/5, cả Bộ trưởng Bộ GTVT và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đồng quan điểm rằng cần thiết phải chuyển đổi hình thức đầu tư để đẩy nhanh tiến độ con đường huyết mạch Bắc - Nam. 

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ GTVT cho biết, sau hơn hai năm triển khai các dự án thành phần này theo hình thức đầu tư PPP phát sinh vấn đề, chủ yếu liên quan tới tính khả thi huy động vốn dự án. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nêu ví dụ tại Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, số vốn cần huy động 6.000 tỷ đồng nhưng cũng phải thông qua 4 ngân hàng thu xếp trong vài năm.

Ngoài ra, kết quả sơ tuyển 8 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam phía Đông cho thấy các nhà đầu tư qua sơ tuyển phần lớn là DN thi công trong lĩnh vực giao thông, không có tập đoàn lớn tham gia. Do đó, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng, nếu 8 dự án này chuyển sang đầu tư công và khởi công vào cuối năm nay sẽ giúp giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu sản xuất. 

Tuy nhiên, theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 45, dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 đã hủy sơ tuyển một lần. Đến nay vẫn có 7/8 dự án thành phần đã có ít nhất hai nhà đầu tư tham gia sơ tuyển, chỉ có một dự án không có nhà đầu tư tham gia sơ tuyển.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, việc tiếp tục hủy sơ tuyển sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của Nhà nước, đến dư luận, tâm của nhà đầu tư và Nhân dân, ảnh hưởng đến công tác quản và triển khai các đoạn tiếp theo của toàn tuyến sau này, nhất là trong bối cảnh Quốc hội đang xem xét, thông qua dự án Luật Đầu tư theo phương thức PPP. 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành với phương án chuyển đổi đầu tư cả 8 dự án thành phần theo hình thức PPP sang đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công như Tờ trình của Chính phủ.

Trên tinh thần đó, đề nghị Chính phủ chuẩn bị lại Tờ trình để báo cáo lần hai về những dự án này tại đợt 3 của phiên họp thứ 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (dự kiến tổ chức trong thời gian diễn ra Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV). 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý tờ trình mới phải theo nguyên tắc: Đề xuất chuyển đổi sang hình thức đầu tư sử dụng 100% vốn đầu tư công đối với dự án không có nhà đầu tư tham gia đấu thầu và số ít dự án thật sự cấp bách, quan trọng có nhà đầu tư tham gia nhưng khó có khả năng huy động vốn tín dụng và khả năng đấu thầu không thành công.

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.