Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Xem xét kĩ, lùi thời gian trình Quốc hội

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam có nhiều ý kiến khác nhau, cần thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra kĩ, nên thời gian thẩm định sẽ phải kéo dài hơn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam hiện đang khá phức tạp và có nhiều ý kiến khác nhau nên thời gian thẩm định dài hơn thông thường.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Xem xét kĩ, lùi thời gian trình Quốc hội - Ảnh 1.

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ được đánh giá khách quan nhất về các phương án đầu tư để báo cáo Thủ tướng và Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quết định chủ trương đầu tư.

Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án) đang xây dựng kế hoạch thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, chuẩn bị để xin ý kiến các thành viên hội đồng, thành lập tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án này vào tháng 5/2020.

“Theo quy định tại Luật Đầu tư công năm 2014, thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước là 90 ngày; thời gian Chính phủ trình đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội là 60 ngày trước ngày khai mạc kì họp Quốc hội. Đây là dự án phức tạp, có nhiều ý kiến khác nhau và hội đồng phải thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra nên thời gian thẩm định sẽ phải kéo dài hơn, nên dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư vào kì họp tháng 5/2020”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết.

Trước đó tháng 2/2019, Bộ GTVT hoàn thành, trình Thủ tướng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trong đó đề xuất xây dựng mới tuyến đường sắt dài khoảng 1.559km chạy dọc hành lang Bắc - Nam, đi qua 20 địa phương, nối Hà Nội và TP HCM.

Thời gian thực hiện dự kiến: 2020 - 2032 nghiên cứu, đầu tư xây dựng đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP HCM; giai đoạn 2 dự kiến từ 2032 - 2050 đầu tư xây dựng đoạn Vinh - Nha Trang, trong đó đoạn Vinh - Đà Nẵng hoàn thành năm 2040, đoạn Đà Nẵng - Nha Trang hoàn thành năm 2050.

Tốc độ thiết kế đoàn tàu 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h, được xây dựng để khai thác riêng tàu chở khách. Dự án sử dụng công nghệ đoàn tàu sử dụng động lực phân tán; công nghệ hệ thống thông tin tín hiệu, sử dụng công nghệ truyền tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến, đóng đường sử dụng phân khu di động.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Xem xét kĩ, lùi thời gian trình Quốc hội - Ảnh 2.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam có nhiều ý kiến khác nhau, cần thuê tư vấn nước ngoài thẩm tra kỹ, thành lập tổ chuyên gia thẩm định liên ngành, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án này vào tháng 5/2020.

Thời gian chạy tàu từ Hà Nội - TP HCM là 5 giờ 20 phút (nếu không dừng ở một số ga) và 6 giờ 55 phút nếu dừng ở tất cả ga. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1,3 triệu tỉ đồng (58,7 tỉ USD).

Tuy nhiên, mới đây, trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư chỉ 26 tỉ USD; tốc độ 200km/giờ.

Ngày 11/7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 559/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.

Ủy viên hội đồng gồm lãnh đạo các Bộ Giao thông Vận tải; Tài chính; Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường; Công thương...Ngoài ra còn có đại diện Ngân hàng Nhà nước; Ủy ban quản lí vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và lãnh đạo 20 tỉnh, thành nơi tuyến đường sắt đi qua.

Trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng được thực hiện theo Nghị định 131 của Chính phủ hướng dẫn về dự án quan trọng quốc gia; có quyền yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn cung cấp tài liệu liên quan trong quá trình thẩm định. Kết luận thẩm định dự án quan trọng quốc gia của hội đồng trước khi trình Chính phủ phải được ít nhất 2/3 thành viên thông qua.

Hội đồng được thuê liên danh tư vấn trong và ngoài nước để bảo đảm độc lập, khách quan với tư vấn lập dự án, được sử dụng con dấu và tài khoản của Bộ Kế hoạch Đầu tư và giải thể sau khi hoàn thành công việc.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.