Đường sắt Cát Linh - Hà Đông có ảnh hưởng buýt nhanh BRT?

TS Phan Lê Bình cho rằng đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi đi vào hoạt động không ảnh hưởng đến buýt nhanh BRT.
duong sat cat linh ha dong co anh huong buyt nhanh brt Có buýt nhanh BRT, nhiều người đã bỏ phương tiện cá nhân?
duong sat cat linh ha dong co anh huong buyt nhanh brt Buýt thường chung làn BRT: Buýt nhanh sẽ lâm cảnh... 'rùa bò'?
duong sat cat linh ha dong co anh huong buyt nhanh brt
TS Phan Lê Bình cho rằng đường sắt Cát Linh - Hà Đông khi đi vào hoạt động không ảnh hưởng đến buýt nhanh BRT. Ảnh: Di Linh
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội Nguyễn Trọng Thông cho biết tuyến BRT 01 và đường sắt Cát Linh - Hà Đông là hai trục khác nhau và không ảnh hưởng đến hoạt động vận tải. "Chúng ta đã quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng gồm BRT và đường sắt đô thị thì đã nghiên cứu đến vấn đề này", ông Thông nói.

Đường sắt, buýt nhanh đều rất cần thiết

Buýt nhanh BRT "vắng khách, vốn đầu tư lớn nhưng kém hiệu quả"... đang là chủ đề được bàn luận nhiều trong thời gian gần đây. Thậm chí, nhiều người tỏ ra lo lắng nếu như tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động sẽ khiến BRT "chết yểu".

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách UB ATGT Quốc gia, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và BRT 01 Kim Mã - Yên Nghĩa có hành lang hoạt động song song và không cách xa nhau.

"BRT và đường sắt trùng hai điểm đầu cuối, trùng đoạt cuối. Tuy nhiên, bán kính phục vụ của vận tải công cộng khoảng 500m nên ảnh hưởng không lớn", ông Hùng cho biết.

TS Phan Lê Bình cũng có nhận định tương tự: "Hai tuyến vận tải công cộng này song song nhưng cách nhau hơn 1,3km. Trong khi đó, bán kính phục vụ vận tải công cộng có thể lên tới 800m nên hai tuyến này có hành lang phục vụ riêng".

Theo TS Bình, chỉ có một "chút vấn đề" khi hai tuyến này có thời điểm vận hành khá giống nhau. "Trục Hà Đông có mật động giao thông cao do đó hai tuyến vận tải công cộng đều rất cần thiết", ông Bình nói.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết theo quy hoạch Hà Nội có 8 tuyến buýt nhanh BRT và hiện đang xin ý kiến TP để triển khai tuyến BRT 02 Kim Mã - KCN cao Láng - Hòa Lạc.

"Các tuyến BRT khác theo quy hoạch sẽ được nghiên cứu và triển khai theo nguyên tắc tăng cường hơn nữa năng lực của mạng lưới bao gồm cả buýt, BRT và đường sắt đô thị. Chắc chắn khi nghiên cứu triển khai sẽ tránh tác động và ảnh hưởng tiêu cực lẫn nhau để các hệ thống phát huy tối đa năng lực của mình", ông Hải cho biết.

duong sat cat linh ha dong co anh huong buyt nhanh brt
Taxi truyền thống lo ngại vận tải công cộng sẽ ảnh hưởng thị phần. Ảnh: Di Linh

Taxi "sợ" BRT, Metro giành thị phần?

Mới đây, một số hãng taxi có phân tích về các rủi ro kinh doanh khi xe buýt nhanh BRT và tàu điện ngầm Metro xuất hiện. Những hãng này cho rằng BRT và Metro khi xuất hiện "sẽ làm thay đổi nhận thức di chuyển của người dân vì những tiêu chí như chi phí thấp, nhanh, giảm ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường.

"Những nhân tố này được dự đoán sẽ làm cho hoạt động vận tải hành khách của công ty bị ảnh hưởng đáng kể", nhiều hãng taxi lo ngại.

Theo TS Phan Lê Bình, khi vận tải công cộng hình thành có thể sẽ khiến thị phần của taxi giảm. Mức độ tập trung dân số về Hà Nội ngày một tăng. Trong tương lai, lượng khách sử dụng vận tải công cộng sẽ tăng ở các chặng dài.

"Giao thông công cộng có mức phí rất ưu đãi. Điều này có thể khiến khách đi taxi chặng dài sẽ giảm khi có lựa chọn là BRT hoặc Metro. Tuy nhiên, những chặng ngắn kết nối khách từ nhà chờ vận tải công cộng đến cơ quan, trung tâm thương mại... sẽ do taxi đảm nhiệm", TS Bình nêu quan điểm.

Nguyễn Hoàng Hải cho rằng đánh giá của các hãng taxi truyền thông là xác đáng. "Đây chính là mục tiêu phát triển vận tải công cộng mà TP đang hướng tới. Vận tải công cộng có ưu điểm nhưng taxi truyền thống vẫn có thể thực hiện chức năng vận chuyển khách có nhu cầu đi lại từ cửa tới cửa; tham gia gom khách, giải tỏa khách cho các loại hình vận tải công cộng", ông Hải cho biết.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.