EAEU: Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mặt hàng dệt may

Hai Bên cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa hai năm kể từ ngày FTA Việt Nam – EAEU có hiệu lực.
EAEU: Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mặt hàng dệt may - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Giấy chứng nhận xuất xứ: C/O mẫu EAV 

C/O EAV không hạn chế số lượng mặt hàng khai báo C/O bằng việc cho phép sử dụng tờ khai báo đính kèm C/O. 

Hiện nay, các thành viên Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (FTA Việt Nam – EAEU) đang cấp 100% C/O bản giấy, cơ quan hải quan nước nhập khẩu chỉ chấp nhận C/O bản giấy. 

Tuy nhiên, theo Hiệp định này, hai Bên cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng Hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. 

Cam kết này nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền, và cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể truy cập, kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của bất kì Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào, qua đó giúp giảm thời gian xem xét, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và hạn chế gian lận. 

FTA Việt Nam - EAEU yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hai Bên chỉ phải thông báo mẫu con dấu của tổ chức được ủy quyền cấp C/O EAV. Đây là một bước tiến so với nhiều FTA Việt Nam đã kí khi các FTA yêu cầu thông báo cụ thể cả mẫu con dấu và mẫu chữ kí của từng cán bộ cấp C/O. 

Qui định mới trong FTA Việt Nam - EAEU tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình thông quan hàng hóa, khi khác biệt về mẫu chữ kí không còn là nguyên nhân khiến C/O bị nghi ngờ tính xác thực. 

Mặc dù là một Hiệp định đa phương, nhưng FTA Việt Nam – EAEU không có điều khoản về C/O giáp lưng.

Hiệp định chỉ cho phép sửa lỗi trên C/O, không cho phép cấp C/O mới thay thế C/O có lỗi. Mọi sửa đổi lỗi phải được chấp thuận bởi người được ủy quyền kí Giấy chứng nhận xuất xứ và được xác nhận bởi con dấu của cơ quan được ủy quyền. 

Thủ tục chứng nhận xuất xứ 

FTA Việt Nam – EAEU vẫn áp dụng qui trình cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống (cấp C/O thông qua một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước qui định), tương tự các FTA kí trước đây mà Việt Nam đang thực hiện, chưa có qui định về tự chứng nhận xuất xứ. 

FTA Việt Nam – EAEU cho phép C/O được cấp trước, trong và sau thời điểm xuất khẩu. Đặc biệt, Hiệp định này không có hạn chế về thời gian cấp sau tối đa là một năm như các FTA khác. Đây là một điểm thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chứng từ xuất khẩu. 

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016 hướng dẫn thực hiện Qui tắc xuất xứ hàng hóa trong FTA Việt Nam – EAEU.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.