Tiếp tục ngưng khai thác hải sản tầng đáy 4 tỉnh ảnh hưởng Formosa | |
Cho ông Võ Kim Cự thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội | |
Sự cố môi trường biển do Formosa: Sớm hoàn thành chi trả bồi thường |
Hải sản chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra. Ảnh: VnExpress |
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác bảo vệ môi trường trình Quốc hội, sự cố môi trường biển tại 4 tỉnh miền Trung làm hải sản chết hàng loạt do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra là sự cố môi trường biển nghiêm trọng, lần đầu tiên xảy ra trên diện rộng ở nước ta.
"Sự cố môi trường biển miền Trung diễn ra trên diện rộng, gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường; đã ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; đồng thời đã làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân", báo cáo của Bộ nêu rõ.
Để giám sát quá trình khắc phục vi phạm của Formosa, Bộ đã thành lập Hội đồng liên ngành giám sát, Tổ giám sát và đưa 2 Trạm kiểm định môi trường di động vào giám sát hàng ngày việc xử lý nước thải, khí thải và quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại của công ty này.
Quá trình giám sát sẽ được thực hiện cho đến khi Formosa hoàn thành chuyển đổi công nghệ làm nguội than cốc từ ướt sang khô.
Theo kết quả họp Hội đồng liên ngành ngày 10/5/2017 cho thấy đến nay Formosa đã khắc phục xong 52/53 lỗi (riêng lỗi chuyển đổi phương pháp làm nguội cốc từ ướt sang khô sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019 theo như cam kết).
Ngoài ra, Formosa đã đầu tư trên 1 tỷ USD vào các hạng mục cải thiện, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các công trình của Formosa đã cơ bản đáp ứng điều kiện để đưa lò cao số 1 vào vận hành thử nghiệm.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2016, trên toàn quốc có khoảng 50 vụ việc gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc, nổi cộm được dư luận quan tâm.
Một số sự cố, điểm nóng ô nhiễm môi trường phải kể đến như: sự cố sụt hồ chứa chất thải tuyển nổi quặng chì kẽm của nhà máy tuyển nổi chì kẽm (Bảo Lâm, Cao Bằng); sự cố vỡ bờ bao hồ nước đãi titan của Công ty TNHH Tân Quang Cường (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận); Công ty TNHH Chin Well Fasteners Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai chôn lấp bùn thải trái phép...