Trước đề xuất mặc “đồng phục” cho gần 500 trụ sở xã, phường, thị trấn của Hà Nội, TS Phạm Sỹ Liêm - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận thấy việc này thực sự không cần thiết, nếu không muốn nói là quá lãng phí và tốn kém.
“Hiện nay ở Hà Nội, hầu hết các trụ sở đều còn sử dụng tốt và tuổi thọ công trình còn cao, nếu tính xây đồng phục hoặc đập phá đi xây lại hay cải tạo sửa chữa thì không cần thiết, sẽ là lãng phí rất lớn trong điều kiện khó khăn chung của cả nước.
Một trong các phương án kiến trúc trụ sở phường được đưa ra lấy ý kiến (Ảnh: HRAP). |
Chưa kể hiện nay, chúng ta đang thực hiện chủ trương chung về tinh giản biên chế nên cũng cần tính toán kỹ việc xây dựng trụ sở sao cho phù hợp, nếu giảm nhiều biên chế thì không nhất thiết phải xây trụ sở lớn gây tốn kém", ông Liêm nói.
Nguyên Thứ trưởng nhắc đến việc Chính phủ điện tử đang được triển khai quyết liệt, trụ sở xây dựng cũng cần khác đi, không cấp thiết như trước đây, nên phải nhìn nhận việc này trong bối cảnh chung rộng lớn và có tầm nhìn xa hơn.
Ông Liêm cũng cho rằng, mỗi khi nhắc đến các đề xuất về xây dựng, dư luận hầu hết không đồng tình và dễ nghĩ tới việc tham nhũng.
Nhìn nhận góc độ với tâm lý người dân, ông phân tích, điều người dân cần là phẩm chất, cách thức làm việc và giải quyết công việc của cán bộ.
“Quan trọng nhất là con người, là chính sách, làm sao giải quyết thủ tục nhanh gọn, không làm khó cho dân chứ không phải trụ sở có đồng phục không, có to đẹp không”, ông Liêm nói.
KTS Nguyễn Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội KTS Việt Nam cho hay, Hà Nội có nhiều dân tộc và mỗi xã, từng khu vực có bản sắc riêng.
Theo ông, điều quan trọng là trên cơ sở nhiệm vụ của từng UBND xã, phường mới tính đến phòng ốc, thiết kế trụ sở cho phù hợp.
“Có xã cần trụ sở cho 100 người, nhưng có xã 40-50 người thôi, như vậy sẽ không hợp lý”, ông Tùng nêu quan điểm và nói thêm “tôi chưa thấy ai làm trụ sở gọi là đồng phục như vậy”.
Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, UBND - HĐND là trung tâm chính trị của điểm dân cư, vị trí của mỗi trung tâm có khác nhau và mỗi trung tâm ấy phải hài hoà với cảnh quan xung quanh, mang bản sắc của địa phương.
“Chính vì vậy, việc đồng nhất hoá diện mạo của trung tâm này là không nên”, ông Nghiêm nói.
Vì trụ sở là diện mạo văn hoá của địa phương nên theo ông, cần quản lý mang tính đặc thù, phải định hướng kiến trúc chứ không phải đưa ra 1 mẫu cho tất cả các nơi, bởi ở nơi dân tộc thiểu số thì không thể nào giống như nơi ở vùng ven đô được.
Ông Cấn Văn Duẩn - Chủ tịch UBND phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm (một trong 7 phường được tài liệu lấy ý kiến của Sở QHKT nêu rõ là chưa có trụ sở) cho hay, phường ông mới xây dựng và đi vào hoạt động từ cuối năm 2017.
Trụ sở HĐND - UBND phường Đức Thắng mới đi vào hoạt động cuối năm 2017. |
Theo ông, việc xây dựng trụ sở cấp xã, phường với quy mô theo quy chuẩn hiện nay và theo quy định lấy ý kiến thì không phù hợp, hơi bé, không đáp ứng được yêu cầu công việc của từng địa phương nên cần tính toán cho phù hợp.
“Cái gì không cần thiết thì nên mạnh dạn đề xuất bỏ, chỉ những gì đáp ứng được nhu cầu công việc, cho cán bộ làm việc tốt hơn thì nên mạnh dạn đưa vào.
Cũng không nên phải theo khuôn khổ, bắt buộc phường này phải giống phường kia vì mỗi phường có một đặc thù riêng”, ông Duẩn nói.
Là đơn vị được lấy ý kiến cho phương án này, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đồng Phước An cho hay, không phải xây mới hết trụ sở xã phường. Theo phương án sẽ tiết kiệm được đất, kinh phí vì quy mô xã phường phù hợp hơn.
Khách hàng căng biểu ngữ, ‘bao vây’ trụ sở Công ty Hoàng Quân để đòi sổ hồng
Cho rằng Công ty Hoàng Quân cố tình giữ sổ hồng hơn ba năm không chịu bàn giao, nhiều khách hàng của dự án chung ... |
Công an mời lái xe Mazda 3 nẹt pô, đánh võng trên đường phố Hà Nội về trụ sở làm việc
Công an quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với công an phường Thanh Xuân Bắc mời lái xe Mazda 3 mang BKS 30E-861xx nẹt ... |
Sơn La: Vì sao nghi phạm sát hại người lái xe ôm lại được cõng về trụ sở?
Hình ảnh các lực lượng chức năng phải cõng nghi phạm Lèo Văn Hoàng về trụ sở Công an huyện Vân Hồ phục vụ công ... |