Giá quặng sắt Trung Quốc tăng 10% lên mức cao kỉ lục do lo ngại về nguồn cung

Hôm 11/12, giá quặng sắt giao sau trên Sàn Giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc tăng gần 10% lên mức cao nhất từ trước đến nay và lần đầu tiên phá ngưỡng 1.000 nhân dân tệ (khoảng 152,95 USD)/tấn. Quặng sắt là nguyên liệu thô để sản xuất thép, vật liệu được dùng để xây dựng các tòa nhà cao tầng và hệ thống vận chuyển hàng hóa.
Giá quặng sắt Trung Quốc phá ngưỡng 1.000 nhân dân tệ/tấn do lo ngại về nguồn cung - Ảnh 1.

Nhu cầu quặng sắt tăng cao của Trung Quốc là một nguyên nhân khiến các điều kiện trên thị trường bị siết chặt. (Ảnh: Getty Images).

Nguồn cung quặng sắt giảm dần, nhu cầu thép tăng cao và nguy cơ gián đoạn nguồn cung ngắn hạn do bão đổ bộ vào khu vực Tây Australia đã khiến các nhà phân tích hàng hóa lo ngại.

Gần đây, nhà sản xuất quặng sắt lớn thứ hai thế giới Vale đã tiến hành cắt giảm dự báo sản lượng năm 2020 và 2021. 

Động thái của công ty Brazil này càng thổi bùng thêm lo ngại của giới chuyên gia. Đồng thời, trong tháng 11, số chuyến hàng mà Brazil cung ứng cho thế giới đã giảm xuống mức đáy 6 tháng.

Ông Erik Hedborg, nhà phân tích cấp cao của công ty hàng hóa CRU, cho hay hiệu quả kinh tế và chính sách kích thích cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã khiến nhu cầu quặng sắt tăng cao, làm giảm lượng hàng tồn kho vốn đã khá thấp và siết chặt các điều kiện trên thị trường.

Song song với đó, nguồn cung quặng sắt theo đường biển từ các nhà cung ứng lớn như Australia và Brazil cũng giảm đáng kể.

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, Australia chiếm khoảng 58% tổng nguồn cung quặng sắt theo đường biển của thế giới trong năm 2019, phần lớn số đó được xuất khẩu sang Trung Quốc. Còn Brazil chiếm khoảng 23% tổng nguồn cung.

"Hiện đang có một cơn bão nhiệt đới đang tiến đến gần bờ Tây Australia, mà đây lại là điểm xuất phát của toàn bộ quặng sắt Australia xuất ra nước ngoài. Hai trong số các cảng lớn nhất tại Australia đã bị đóng cửa và chúng chiếm đến hơn 50% nguồn cung quặng sắt toàn cầu", ông Hedborg nói thêm.

Nhà phân tích của CRU cho hay, nhu cầu quặng sắt lớn của Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng. Lượng hàng tồn kho liên tục thấp đang khiến các nhà sản xuất thép Trung Quốc lo lắng không yên. Trong khi đó, nguồn cung quặng sắt ở nước ngoài sẽ tiếp tục yếu trong một thời gian.

Quặng sắt là nguyên liệu thô để sản xuất thép, vật liệu được dùng để xây dựng các tòa nhà cao tầng và hệ thống vận chuyển hàng hóa.

"Sản lượng quặng sắt từ Brazil sẽ thấp hơn dự đoán của nhiều chuyên gia khác, do đó xu hướng suy yếu sẽ kéo dài đến năm 2021. 

Chúng ta cũng sẽ thấy một số vấn đề phát sinh khi doanh nghiệp bắt đầu khởi động lại các mỏ ở Brazil. Đặc biệt, trong năm tới, sản lượng của Vale sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp như bây giờ", ông Hedborg nhấn mạnh.

Dù thời tiết cực đoan ở Australia có thể chỉ diễn ra trong vài ngày, ông Hedbord lưu ý rằng sản lượng quặng sắt trong quí đầu tiên của năm thường dễ bị gián đoạn bởi các thiên tai, tức là không loại trừ khả năng Australia sẽ đón thêm vài cơn bão nhiệt đới khác trong thời gian tới.

Theo Reuters, hôm 11/12, một nhóm các nhà sản xuất thép Trung Quốc đã kêu gọi cơ quan quản lí thị trường và chứng khoán của nước này điều tra việc giá quặng sắt tăng đột biến thời gian gần đây. Theo họ, giá quặng sắt đã "đi chệch khỏi các nguyên tắc cơ bản về cung - cầu".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.