Theo trang Oilprice, thế giới có thể sớm quay về với chế độ bản vị vàng theo một dự đoán mà NHTW châu Âu (ECB) đã âm thầm chuẩn bị trong nhiều thập kỉ qua.
Trong tháng 7, Seeking Alpha, một trang web phân tích chuyên sâu về thị trường tài chính, đưa tin: "Từ những năm 1970, các chính sách giúp mở đường cho một hệ thống tiền tệ công bằng và bền vững hơn đã dần được áp dụng", khiến chúng ta tiến gần đến việc khôi phục chế độ bản vị vàng.
50 năm trước, ECB từng dự đoán hệ thống tiền pháp định hiện tại sẽ dần suy yếu và "chính sách tiền tệ phi truyền thống đã đến ngõ cụt và không thể quay đầu", nhà phân tích về kim loại Jan Nieuwenhuijs cho biết.
Chế độ bản vị vàng quốc tế đã biến mất hoàn toàn vào năm 1971 và cùng thời điểm đó các NHTW châu Âu đã bắt đầu kế hoạch dự phòng để đưa chế độ này trở lại khi cần thiết.
Chuyên gia này nhận định "tâm lí chung của châu Âu là muốn chống lại sự thống trị của đồng USD và từ từ chuẩn bị cho một sắp xếp mới"... và hiện tại, ECB báo hiệu rằng một hệ thống tiền tệ mới gắn liền với vàng sắp xuất hiện.
Do đó, châu Âu đã cân bằng trữ lượng vàng chính thức trên phạm vi quốc tế, phân bổ vàng theo chiến lược, nâng cấp vàng theo tiêu chuẩn công nghiệp hiện đại và đang quảng cáo vàng như một nơi trữ tiền hoàn hảo giúp bảo vệ nhà đầu tư trước lạm phát cao.
Theo Oilprice, phong trào làm suy yếu vị thế của đồng USD như trên không chỉ giới hạn ở châu Âu. Các quan chức Malaysia và Chủ tịch Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải (SGE) cũng công khai ủng hộ loại bỏ đồng USD và quay về với vàng.
Sự hồi sinh và niềm tin mới về chế độ bản vị vàng dường như còn lan sang lĩnh vực năng lượng. Các nhà phân tích tại Morgan Stanley từng cho biết họ nghĩ tỉ lệ giữa vàng và dầu thô là một trong những tỉ lệ vàng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư vào các hợp đồng tương lai dầu thô.
Tuy nhiên, Morgan Stanley cũng cảnh báo rằng phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm. "Trong quá khứ, tỉ lệ dầu thô - vàng từng là một chỉ số kém hiệu quả đối với giá hợp đồng tương lai dầu thô", hai nhà phân tích Martijn Rats và Amy Sergeant cho hay.
"Dù vậy, điểm thú vị cũng nằm ở đây", hai nhà phân tích trên nhấn mạnh.
Theo giải thích của CNBC, giá hợp đồng tương lai dầu thô thường được củng cố trong thời kì lạm phát cao, trong khi vàng thường được sử dụng như một hàng rào chống lạm phát. Mối tương quan tích cực này có nghĩa là giá dầu thô và giá vàng có thể cùng tăng cao, dù không mặt hàng nào ảnh hưởng đến cái còn lại.
Tỉ lệ giữa dầu thô và vàng cho biết bao nhiêu thùng dầu tương đương với giá trị của một ounce vàng.
Trong nửa đầu năm 2020, dầu thô đã trải qua không ít biến động. Sau khi nhu cầu dầu thô bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Arab Saudi lại bùng nổ.
Kết quả là một lượng lớn dầu thô bơm ra phải đưa ra vào kho chứa, từ đó gây ra tình trạng khan hiếm kho chứa và khiến giá dầu WTI giao sau tụt dốc xuống mức âm lần đầu tiên vào ngày 20/4. Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/4, giá dầu WTI giao tháng 5 chạm mốc âm 37,63 USD/thùng.
Mặc dù không bao giờ rơi xuống khu vực âm, giá dầu Brent cũng đã có một năm khó khăn. Hiện tại, giá hợp đồng tương lai dầu Brent đã giảm hơn 35% từ đầu năm đến nay và đang trên đà ghi nhận năm tồi tệ nhất kể từ 2015, CNBC đưa tin.
"Trái ngược hoàn toàn, giá hợp đồng tương lai vàng giao ngay đã tăng hơn 19% trong năm nay và sắp sửa đánh dấu năm giao dịch tốt nhất kể từ năm 2010", theo đưa tin từ CNBC.
Do đó, Morgan Stanley cho biết tỉ lệ dầu thô - vàng đang ở mức tương đối thấp mặc dù đã cải thiện đáng kể từ mức đáy hơn 40 năm ghi nhận hồi cuối tháng 4 năm nay.
"Để tỉ lệ dầu thô - vàng quay về mức trung bình trong lịch sử, giá dầu thô phải tăng khoảng 160%", hai nhà phân tích của Morgan Stanley ước tính, trong đó giá vàng giả định không thay đổi.
Kinh doanh 07:06 | 30/08/2024
Kinh doanh 07:26 | 29/08/2024
Kinh doanh 07:17 | 28/08/2024
Kinh doanh 07:25 | 27/08/2024
Kinh doanh 07:11 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:07 | 25/08/2024
Kinh doanh 08:28 | 24/08/2024
Kinh doanh 07:46 | 23/08/2024