Xem thêm: Giá xăng dầu hôm nay 2/6
Giá xăng dầu hôm nay, ngày 1/6 tính đến đầu giờ sáng, mức giao dịch đang ở ngưỡng:
- Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 7/2022): 115,4 USD/thùng - tăng 0,73 cent
- Giá dầu Brent (giao tháng 7/2022): 122,84 USD/thùng - tăng 1,17 cent
- Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 10/2022): 80.050 JPY/thùng - giảm 1.420 JPY so với giao dịch trước đó
Bảng giá xăng dầu thế giới cập nhật lúc 8h20 ngày 1/6/2022
Tên loại |
Kỳ hạn |
Sàn giao dịch |
Giá |
% thay đổi |
Đơn vị tính |
Dầu thô |
Giao tháng 10/2022 |
Tokyo |
80.050 |
-1,74 |
JPY/thùng
|
Giá dầu Brent |
Giao tháng 7/2022 |
ICE |
122,84 |
0,96 |
USD/thùng
|
Dầu thô WTI |
Giao tháng 7/2022 |
Nymex |
115,4 |
0,64 |
USD/thùng |
Vào hôm thứ Ba (31/5), giá dầu tăng sau khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đạt được thỏa thuận cấm 90% dầu thô của Nga vào cuối năm nay, Reuters đưa tin.
Ông Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, cho biết động thái này sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến 75% lượng dầu nhập khẩu của Nga.
Lệnh cấm vận này là một phần trong gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga kể từ khi nước này thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Hội đồng Châu Âu đồng ý rằng, gói trừng phạt thứ 6 chống lại Nga sẽ bao gồm dầu thô, cũng như các sản phẩm dầu mỏ, được chuyển từ Nga vào các quốc gia thành viên, với một ngoại lệ tạm thời đối với dầu thô được vận chuyển bằng đường ống.
Ngoài ra, Hội đồng châu Âu cho biết thêm, trong trường hợp nguồn cung “bị gián đoạn đột ngột” thì “các biện pháp khẩn cấp” sẽ được đưa ra để đảm bảo an ninh cho nguồn cung.
Tạm thời, thỏa thuận chấp nhận miễn cấm vận để Hungary cùng với Slovakia và Séc vẫn nhập khẩu được dầu từ Nga thông qua tuyến đường ống vốn không dễ dàng thay thế.
Khoảng 36% lượng dầu nhập khẩu của EU đến từ Nga - một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Tuy nhiên, cũng trong phiên giao dịch hôm thứ Ba, giá dầu lại đảo chiều sau một báo cáo từ The Wall Street Journal rằng, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Các đồng minh (OPEC+) đang xem xét việc đình chỉ Nga khỏi thỏa thuận sản lượng của nhóm.
Bà Helima Croft, Giám đốc Điều hành và Trưởng Bộ phận Chiến lược Hàng hóa toàn cầu tại RBC, cho biết: “Nó chắc chắn có thể tạo điều kiện cho việc chấm dứt sớm thỏa thuận sản xuất hiện tại và thúc đẩy Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tăng lên”.
Bà nói thêm: “Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, chính nhà sản xuất bị căng thẳng thực sự mới yêu cầu được miễn trừ. Một sự miễn trừ không tự nguyện có thể đồng nghĩa với sự tan rã của OPEC+”.
Chiều ngày 23/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá xăng dầu. Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng quỹ Bình ổn, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
Xăng/dầu |
Thay đổi |
Giá không cao hơn |
Xăng E5RON92 |
+ 674 đồng/lít |
29.633 đồng/lít |
Xăng RON95-III |
+ 669 đồng/lít |
30.657 đồng/lít |
Dầu diesel 0.05S |
- 1.097 đồng/lít |
25.553 đồng/lít |
Dầu hỏa |
- 763 đồng/lít |
24.405 đồng/lít |
Dầu mazut 180CST 3.5S |
- 962 đồng/kg |
20.598 đồng/kg |
Mức giá này có hiệu lực từ 15h ngày 23/5. Như vậy kể từ đầu năm đến nay, giá xăng đã có 9 đợt tăng, 3 đợt giảm.
Kinh doanh 09:00 | 30/08/2024
Kinh doanh 08:57 | 29/08/2024
Kinh doanh 08:59 | 28/08/2024
Kinh doanh 08:52 | 27/08/2024
Kinh doanh 08:49 | 26/08/2024
Kinh doanh 09:00 | 24/08/2024
Kinh doanh 09:00 | 23/08/2024
Kinh doanh 08:49 | 22/08/2024